| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 747
Tất cả: 99,762,881
 
 
Bản in
Dạy học - truyền thống cao quý của xứ Nghệ
Tin đăng ngày: 17/11/2011 - Xem: 1964
 

Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo.Công lao của các nhà giáo tuy không được khắc vào bảng vàng bia đá, song nó đã in sâu vào tâm trí mỗi người dân. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi và chúc mừng thầy cô giáo Trường Phan Bội Châu - Tp. Vinh - Ảnh: Sỹ Minh

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi và chúc mừng thầy cô giáo Trường Phan Bội Châu - Tp. Vinh - Ảnh: Sỹ Minh

Mảnh đất xứ Nghệ nghèo khó, lam lũ... tạo thành động lực thôi thúc người Nghệ vươn lên, theo đuổi nghiệp học hành, chủ yếu học để mưu sinh, học để dạy học - làm ông đồ. Cứ như thế, sự say sưa, miệt mài học hành đã hun đúc nên truyền thống hiếu học, học giỏi và tiếp nối các thế hệ làm nghề dạy học trên mảnh đất xứ Nghệ. Đại gia đình cụ Văn Đức Bích là một điển hình. Cụ sinh năm 1900, nổi tiếng là người thông tuệ, dạy tiểu học từ năm 1921 tại các trường Pháp-Việt ở Nghệ An và Thanh Hoá.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, cụ tham gia công tác giáo dục trong xã, trong huyện. Cụ từng là giáo viên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Quỳnh Đôi, Trường tiểu học Quỳnh Yên (Quỳnh Lưu). Cụ vừa dạy học, vừa tham gia kháng chiến, đảm nhận các chức vụ: Uỷ viên Ban Chấp hành Việt Minh xã, Chủ tịch Hội Văn hoá cứu quốc xã, Thư ký Công đoàn Giáo dục huyện. Tấm gương một đời tận tâm với nghề dạy học của cụ được bao lớp học trò noi theo, được con cháu trong gia đình trân trọng cùng tiếp bước. Cụ có 6 người con (2 trai, 4 gái) thì 1 trai, 3 gái và 1 dâu, 2 rể làm nghề dạy học.

Đặc biệt, người con trai cả là PGS, TS Văn Như Cương - người được cả nước biết đến với hình ảnh một nhà giáo mẫu mực, trung thực, dễ gần nhưng ngay thẳng. Ông từng là sinh viên, giảng viên khoa Toán của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, giảng viên khoa Toán của Trường ĐH SP Vinh.

Năm 1966, ông làm nghiên cứu sinh ngành Toán tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ) và bảo vệ thành công luận án phó tiến sỹ. Về nước, ông tiếp tục làm giảng viên của Trường ĐH SP Vinh, sau đó chuyển ra Trường ĐH SP Hà Nội. Năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh, trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam.

Ông chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách giáo khoa, sách tham khảo (phổ thông) và giáo trình đại học (bộ môn Hình học). Ông là tác giả bộ sách giáo khoa Jình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Việt Nam. Ông còn là thành viên Hội đồng Giáo dục quốc gia Việt Nam. Đại gia đình cụ Văn Đức Bích còn có 7 cháu nội, ngoại khác làm nghề giáo, trong đó có 5 cháu dạy phổ thông, 2 cháu là phó giáo sư, tiến sĩ hiện là giảng viên của các trường đại học ở Hà Nội, Thủ đô Pari (Pháp).

Không được kế tục nghề giáo từ cha, nhưng cuộc đời và sự nghiệp trồng người của thầy giáo Phan Đức Thành đã in dấu trong nhiều thế hệ học trò, là tấm gương sáng cho chính con cháu noi theo. Thầy Phan Đức Thành sinh năm 1938 tại xã Hưng Chính, huyện Hưng Nguyên. Tốt nghiệp cấp 3, thầy theo học tại Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.

Với kết quả học tập loại ưu, thầy được điều về dạy học và đã suốt đời cống hiến tại Trường đại học Sư phạm Vinh. Trong thời gian này, thầy từng giữ trọng trách Hiệu trưởng nhà trường liên tục 2 nhiệm kỳ (1989 đến 1997). Song học trò luôn nhớ về thầy hơn cả là những năm tháng thầy trực tiếp đứng lớp. Thầy luôn quan tâm đến từng sinh viên, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều sinh viên biết ơn thầy vì thầy đã truyền niềm đam mê Toán học và sự kiên trì, không chịu đầu hàng trước những khó khăn trong cuộc sống. Với bất kỳ bài toán phức tạp nào, qua cách truyền thụ của thầy, sinh viên đều cảm thấy thật dễ dàng và đơn giản, bởi thầy luôn biết khơi gợi sự sáng tạo.

Thầy Phan Đức Thành chia sẻ: "Nghề giáo là nghề cao quý, người thầy phải luôn giữ cho mình phẩm chất đạo đức trong sáng, không ngừng tìm tòi, học tập, truyền thụ những kiến thức mới cho học sinh. Trong bất cứ xã hội nào, nghề giáo cũng luôn được tôn trọng vì đã đào tạo nên những thế hệ có đủ đức, tài để đóng góp cho xã hội". Và, vì lẽ đó, thầy luôn mong muốn các con nối nghiệp của mình. Không phụ sự kỳ vọng của thầy, 6 người con đẻ, con dâu, con rể của thầy hiện đang công tác tại các trường đại học trong và ngoài tỉnh với học vị thật đáng nể: 3 phó giáo sư, 5 tiến sĩ. Những người cháu của thầy cũng đang hoàn thiện chương trình học ở nước ngoài để theo nghiệp của bố mẹ, của người ông đáng kính.

Trên mảnh đất xứ Nghệ còn có rất nhiều gia đình có truyền thống kế tục nhau làm nghề dạy học. Dẫu ở vùng cao, miền núi khó khăn hay nơi đồng bằng nhiều thuận lợi,... nhưng bằng lòng yêu nghề, tận tụy với nghề, không ngại khó khăn, gian khổ, lớp lớp thầy giáo đã đem hết tài năng, tâm huyết của mình truyền thụ kiến thức, bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ học sinh. Nhiều thầy giáo đã giáo dục học sinh bằng chính cuộc đời mình.

Cuộc sống, xã hội hôm nay có nhiều thay đổi, lắm lúc khiến những người làm nghề giáo không khỏi chạnh lòng trước đời sống thanh bạch của mình, nhưng rồi các thầy lại tự tin, lại cùng nhau vững vàng bước tiếp. Ngay nhiều thầy giáo đã bước sang tuổi "xưa nay hiếm" vẫn một lòng tin tưởng: Nhất định truyền thống Tôn sư trọng đạo sẽ tiếp tục được vun đắp, nhất định tình trạng học sinh khá giỏi không muốn thi vào nghề sư phạm dần dần được khắc phục. Một khi các em định hướng tốt hơn, hiểu sâu sắc hơn về nghề giáo, các em sẽ sẵn sàng cống hiến cho nghề giáo - nghề xây dựng và phát triển sự nghiệp trồng người.




Tác giả bài viết: Thảo Nhi
Nguồn tin: Báo Nghệ An
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin giáo dục:
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT (16/1/2023)
Thông báo kết quả xét tuyển viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố Vinh đợt 1 năm 2022 (13/1/2023)
Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại thành phố Vinh (28/12/2022)
Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự xét tuyển vòng 2 (20/12/2022)
Nghệ An: Hơn 400 giáo viên tham dự Kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh bậc tiểu học (30/11/2022)
Thành phố Vinh và huyện Quỳ Châu giành giải Nhất toàn đoàn Cuộc thi Tìm hiểu di sản văn hóa (24/11/2022)
91 nhà giáo xuất sắc, tiêu biểu ở Nghệ An được khen thưởng (18/11/2022)
Hàng nghìn học sinh ở Nghệ An lo lắng vì các kỳ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ bị hoãn (11/11/2022)
Phụ huynh, học sinh hụt hẫng vì thông tin tạm hoãn các kỳ thi IELTS (11/11/2022)
Nghệ An giành Huy chương Vàng bóng chuyền hơi nam nữ tại Hội thao Người giáo viên nhân dân (6/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website