Là lễ hội đầu xuân nhưng hội gò Đống Đa lại có thêm một ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc…
Năm nào cũng vậy, lễ hội gò Đống Đa bắt đầu với những phần nghi lễ cũng như các màn lễ hội đã quá quen thuộc với người dân. Nhưng đúng như những bậc cao niên đội mưa đến hội đã nói, đi hội Gò là thưởng thức và giữ ngọn lửa tự hào dân tộc trong tim, là để con cháu luôn được nhắc nhở về những thế hệ cha ông đã làm rạng danh non sông…
Năm nay, trời mưa rét nên người đi chơi hội gò không đông, nhưng bù lại, sự có mặt của các em nhỏ, của các thiếu niên... khiến mọi người không khỏi phấn khởi bởi lại có thêm những thế hệ nối tiếp niềm tự hào của dân tộc...
Là lễ hội đầu xuân nhưng hội gò Đống Đa là một trong những lễ hội mang chủ đề về niềm tự hào dân tộc
Mưa phùn, nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độC nhưng không ngăn được các bậc trưởng thượng có mặt từ sớm
Hai chú "tốt ỉn" chỉnh đốn trang phục trước khi tham gia vào đội rước
"Ngọc Hân công chúa"
Ba tuổi - em bé này đã có mặt trong đoàn rước cùng cha mẹ
Quang Trung - Nguyễn Huệ, một biểu tượng cho ý chí quật cường của dân tộc
Những em bé dẫn đầu đoàn rước kiệu vào trước tượng đài vua Quang Trung
Những em bé này chẳng thể nào quên cái niềm hân hoan trong việc "lớn" đầu đời
Năm nào cũng vậy lễ hội gò Đống Đa bắt đầu với phần nghi thức đầy bản sắc
Đánh cho dài tóc, đánh cho răng đen...
Những bức họa đồ trong nhà tưởng niệm Quang Trung - Nguyễn Huệ
Đô đốc Đặng Tiến Đông - người có công lớn trong chiến thắng lịch sử của vua Quang Trung cách đây 223 năm
Chân dung Người anh hùng áo vải
Những thiếu nữ trong đoàn rước kiệu từ Quảng Ninh
Hai em bé lách vào giữa đoàn rước để nhìn cho rõ
Lễ hội đầu xuân đầy hứng khởi
Đối với ông lão này, việc vất vả dậy từ 4h sáng giữa tiết trời lạnh giá không làm vơi niềm hân hoan khi năm nào cũng có mặt trong hội GòBức phù điêu với những hoạt cảnh về chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1789
Chiến công của người anh hùng áo vải sẽ luôn là những bài học lưu giữ cho muôn đời sau.