Hình ảnh vụ phóng tên lửa trên truyền hình Hàn Quốc hôm 13/4. (Ảnh: Getty) |
Tuyên bố chủ tịch được thông qua với sự đồng thuận của 15 quốc gia thành viên, nhưng không giống như các nghị quyết, Tuyên bố này không mang tính ràng buộc pháp lý.
Trong khi đó, nhiều nguồn tin nhận định, Triều Tiên đang xúc tiến việc phóng một loại tên lửa mới mạnh hơn trước và có kế hoạch chuẩn bị tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3.
Về việc này, hôm 16/4, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice đã lên tiếng cảnh báo Triều Tiên rằng, hành động thử hạt nhân mới sẽ là "thảm họa" đối với Bình Nhưỡng.
Theo bà Susan Rice, Triều Tiên trước đây từng tiến hành thử hạt nhân sau các vụ phóng tên lửa và khả năng điều này tiếp tục diễn ra là điều mà cộng đồng quốc tế lưu tâm.
"Đó sẽ là con đường thảm họa nếu CHDCND Triều Tiên theo đuổi. Nó chỉ dẫn tới việc CHDCND Triều Tiên bị cô lập hơn nữa", Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc khẳng định.
Cũng về vấn đề Triều Tiên, hôm qua, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra thông cáo rằng chính phủ nước này hoan nghênh tuyên bố chung của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Nhật Bản yêu cầu Triều Tiên nghiêm túc đón nhận tuyên bố của nước chủ tịch Hội đồng Bảo an, không tiến hành thử tên lửa, hạt nhân hay bất cứ hành vi khiêu khích nào.
Tin đọc 30 giây
- Tổng thống Afghanistan cho hay việc Taliban có thể tiến hành hàng loạt vụ tấn công vào Kabul cho thấy thất bại của tình báo Afghanistan và đặc biệt là NATO.
- Mỹ tuyên bố không nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Iran về chương trình hạt nhân của nước này bất chấp tín hiệu tích cực từ đàm phán giữa Iran và nhóm P5+1.
- Israel vẫn để ngỏ khả năng tấn công Iran ngay cả khi Iran quay lại vòng đàm phán hạt nhân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel hôm qua (17/4) ra lời cảnh báo.
- Phe đối lập Syria và truyền thông đưa tin, các bộ lạc đối đầu với chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố sẽ liên minh với nhau trong Hội đồng Bộ lạc.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga, ông Sergei Lavrov, hôm qua (17/4) cáo buộc các lực lượng bên ngoài đang tìm cách phá hoại nỗ lực kiến tạo hòa bình ở Syria.
- Hàn Quốc ngày hôm qua (17/4) tuyên bố kết thúc tìm kiếm các mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên. Nước này cũng không tìm thấy bất kỳ mảnh vỡ nào trước đó.
- Triều Tiên được cho là đã chi hàng chục tỷ won cho màn trình diễn pháo hoa và những hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.
- Thị trưởng thành phố Tokyo muốn dùng công quỹ để mua lại quần đảo tranh chấp giữa Nhật với Trung Quốc trong một kế hoạch có thể chọc giận Bắc Kinh.
- Trong ngày 17/4, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kế hoạch của thị trưởng Tokyo, dùng công quỹ để mua các đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
- Thủ tướng Australia Julia Gillard ngày 17/4 thông báo nước này sẽ rút binh lính khỏi Afghanistan sớm hơn dự kiến 1 năm, bắt đầu thực hiện kể từ tháng 8/2013.
- Phát biểu hôm 17/4, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony đã lưu ý rằng, tình hình tại khu vực Afghanistan-Pakistan tiếp tục là nguyên nhân gây lo ngại.
- Phát ngôn viên Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Adrian Edwards cho hay, nữ diễn viên Angelina Jolie đã được bổ nhiệm là đặc phái viên của cơ quan này.
- Tổng thống ba nước Ba Lan, Estonia và Latvia sẽ nêu vấn đề liên quan đến việc Nga bố trí tên lửa Iskander tại Kaliningrad lên Hội nghị thượng đỉnh NATO.
Thông tin trong ảnh
Màn biểu diễn của sinh viên Triều Tiên kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. (Ảnh: THX) |
Phát ngôn ấn tượng
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. (Ảnh: Business Week) |
Bài xã luận trên tờ Cầu Thị số ra ngày 16/4 trích lời Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói, “tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền”.
Theo ông, ”nếu vấn đề này không được giải quyết đúng đắn, bản chất chế độ có thể thay đổi, cả người dân cũng như chính quyền có thể bị diệt vong”.
Ngày này năm xưa
Ngày 18/4/1955, đại biểu từ 29 quốc gia tham gia hội nghị Á-Phi lần đầu tiên tại Bandung, Indonesia.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng cử đoàn tham dự, dẫn đầu là đồng chí Phạm Văn Đồng.
Thanh Vân (Tổng hợp)
(VietNamNet)