| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 5,150
Tất cả: 99,758,103
 
 
Bản in
Nghệ An đã sẵn sàng chi trả phụ cấp thâm niên nhà giáo
Tin đăng ngày: 18/4/2012 - Xem: 4926
 

Ngày 30/12/2011, Thông tư số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

 Ngày 27/3/2012, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính tỉnh Nghệ An ban hành Hướng dẫn liên ngành số 253/HDLN hướng dẫn thực hiện các văn bản nói trên. Văn bản này quy định trách nhiệm của các cơ quan cấp tỉnh, của UBND cấp huyện đối với việc thẩm định đối tượng được hưởng, mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, đồng thời hạn định việc thẩm định phải được hoàn thành trước ngày 20 tháng 4 năm 2012. 

Thực tế, không phải đợi đến sau ngày 27/3/2012 (ngày có Hướng dẫn số 253/HDLN), các địa phương ở Nghệ An mới triển khai thực hiện chế độ thâm niên nhà giáo mà mọi việc đã được khởi động từ trước đó khá lâu.

Thông thường, để thực hiện một chế độ, chính sách mới của Nhà nước, cái khó nhất, chậm nhất là nguồn tiền. Nhưng với chế độ thâm niên nhà giáo, Nghệ An đã chuẩn bị tiền từ lâu. Ông Nguyễn Nhượng, Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Sau khi có sự thống nhất của các ngành cấp tỉnh liên quan, được UBND tỉnh cho phép, tiền phục vụ chi trả chế độ thâm niên nhà giáo đã được Sở Tài chính Nghệ An đưa vào kế hoạch phân khai ngân sách năm 2012 với mức 70% dự toán ước tính khoản chi này; số tiền này hiện đã có ở các huyện ngay từ những ngày đầu năm 2012.

Các ông Nguyễn Đức Vĩnh, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Tất Tây, Trần Minh Hải, Trưởng phòng GD&ĐT các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương và thị xã Thái Hoà cùng xác nhận thông tin nói trên. Các ông còn cho biết, số tiền này tuy đang ở kho bạc, nhưng đã được UBND cấp huyện phân khai về cho từng trường, bây giờ chỉ chờ cấp có thẩm quyền thẩm định xong là trường lên nhận về trao cho giáo viên ngay.

Ông Nguyễn Thanh Long, Hiệu trưởng Trường THPT Đô Lương 2 thì cho biết, ngay khi có Nghị định số 54/2011/NĐ-CP, ông chủ động cho giáo viên chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục và chuyển lên Sở GD&ĐT Nghệ An thẩm định. Tuy chưa được rút tiền trả chế độ thâm niên từ kho bạc về, nhưng biết tiền này đã có, nên ngay từ trước Tết Nhâm Thìn, ông đã vận dụng cho 55 giáo viên thuộc diện được hưởng phụ cấp tạm ứng tiền thâm niên 8 tháng của năm 2011; các tháng của năm 2012, ông cho phát theo lương. 

Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Một cán bộ trong ngành cho biết, các cơ quan quản lý giáo dục chỉ đạo, các cơ sở giáo dục bắt tay thực hiện, nhất là phổ biến để giáo viên bổ sung những giấy tờ liên quan còn thiếu vào hồ sơ, vì đây là điều thường dễ vướng mắc nhất. Đơn vị nào làm xong, Sở thẩm định luôn (tất nhiên là chưa ký chính thức). Và khi Thông tư số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ra đời thì Sở cơ bản thẩm định xong cho các đơn vị trực thuộc.

Sau đó, Sở chỉ phải thực hiện vài ba điều chỉnh nhỏ theo thông tư cho một số trường hợp cụ thể. Sở cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, tiền trả chế độ thâm niên chưa đủ nhưng đã có được 70%, đơn vị nào hoàn chỉnh hồ sơ, Sở thẩm định xong, có thể cho giáo viên tạm ứng, không nhất thiết phải chờ nhau. Ngay trước Tết Nhâm Thìn, giáo viên ở một số trường THPT trong tỉnh đã được nhận tiền phụ cấp thâm niên theo phương thức tạm ứng. 

Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện chi trả chế độ thâm niên nhà giáo ở Nghệ An đã và đang diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhờ có sự vào cuộc đồng bộ, sự chỉ đạo linh hoạt của các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Theo số liệu sơ bộ, huyện Anh Sơn có 1.400 giáo viên trong tổng số 1.600 giáo viên được hưởng chế độ thâm niên nhà giáo; con số đó của Thanh Chương là 2.800/3.100; Đô Lương là 2.300/2.330, thị xã Thái Hoà là 510/600; các đơn vị trực thuộc Sở là 5.000/5.500 (số còn lại do mới vào biên chế, chưa đủ năm). 

Tuy vậy không phải đã hết mọi vướng mắc. Ở Thanh Chương và Đô Lương, tuy không nhiều, nhưng mỗi huyện cũng còn gần 10 người chưa duyệt được mà phải bổ sung hồ sơ. Đây thường là những người thuyên chuyển từ nơi khác đến hoặc chuyển ngành, anh chị em không lưu giữ được quyết định công nhận hết hạn tập sự.

Một đối tượng nữa cũng đang phải chờ, đó là cán bộ quản lý các nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) có một số năm không tham gia giảng dạy hoặc tham gia giảng dạy không đủ số tiết quy định thì thời gian này có được hưởng thâm niên hay không?

Ông Lưu Đức Thuyên, Trưởng phòng Tổ chức-Cán bộ Sở GGD&ĐT Nghệ An cho biết, Sở đã có công văn hỏi Bộ GD&ĐT, hiện đang chờ Bộ trả lời. Đặc biệt, các ông Nguyễn Đức Vĩnh, Nguyễn Hoài Nam, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Anh Sơn và huyện Thanh Chương cho biết, Phòng GD&ĐT hiện có 2 bộ phận cán bộ, bộ phận cán bộ hưởng lương hành chính không được hưởng phụ cấp thâm niên thì không nói làm gì; nhưng bộ phận cán bộ hưởng lương sự nghiệp (đang mang mã ngạch giáo viên), theo quy định thì họ không được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo, trong khi đó, vì đang hưởng lương sự nghiệp nên họ lại không được hưởng phụ cấp công vụ. Mà số này trước khi về phòng đều là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường hoặc giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện.

Ông Nguyễn Đức Vĩnh và Nguyễn Hoài Nam có chung đề xuất: UBND tỉnh Nghệ An cần có chủ trương, chỉ đạo Sở Nội vụ sớm giải quyết cho những anh chị em nói trên (công tác ở phòng GD&ĐT nhưng hưởng lương sự nghiệp) được chuyển sang ngạch công chức, để anh chị em được hưởng chế độ công vụ; nếu không, cả hai loại chế độ (chế độ công vụ hoặc chế độ thâm niên), anh chị em không được hưởng bất cứ chế độ nào.

Cả bốn ông Trưởng phòng GD&ĐT mà chúng tôi đã gặp đều cho biết, mọi việc thuộc trách nhiệm cấp huyện để thực hiện chế độ phụ cấp nhà giáo, huyện đã làm xong; tiền trả phụ cấp thâm niên tuy chưa đủ nhưng đã có khoảng 70%.

Hướng dẫn liên ngành số 253/HDLN quy định Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, các sở hoặc UBND cấp huyện phải hoàn thành việc thẩm định đối tượng và chế độ hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo của các đơn vị do mình trực tiếp quản lý trước ngày 20/4/2012, điều này các huyện chắc chắn đảm bảo. Giờ chỉ chờ “lệnh” chung của tỉnh là cuối tháng 4, đầu tháng 5 này, anh chị em giáo viên sẽ được nhận tiền. Còn việc bố trí ứng trước chỉ là phương án tạm thời, vì rất phiền hà về thủ tục, nhất là lại đang chuẩn bị làm chế độ lương mới. Nói một cách khác, các cơ sở giáo dục đang nín thở chờ “giờ G” để chính thức trao tiền chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo cho giáo viên của mình.  

Một điều nữa cũng phải nói đến là sự bất cập của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP. Các nhà giáo nghỉ hưu trước ngày 31/3/1993 đã được tính phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo quy định tại Quyết định số 309-CT ngày 09/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định số 27/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.

Theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP, những nhà giáo nghỉ hưu sau ngày 30/4/2011 được tính phụ cấp thâm niên. Như vậy hiện nay còn một lực lượng không nhỏ nhà giáo về hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/1993 đến ngày 30/4/2011 là không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo(!?).


Tác giả bài viết: Minh Đức           
(Báo Giáo Dục và Thời Đại)              
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Chính sách:
Nghệ An: Điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2020 - 2021 (30/4/2020)
Bốn loại văn bằng giáo dục đại học (2/1/2020)
Nghệ An sẽ hạ bậc thi đua với hiệu trưởng nếu để xảy ra bạo lực học đường (5/4/2019)
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu sẽ tuyển sinh thêm 2 lớp chuyên (31/3/2017)
TP Vinh chi ngân sách nhà nước trên 391 tỷ đồng cho giáo dục đào tạo (9/9/2016)
Sửa SGK Toán: Không chỉ cắt ghép cơ học (23/8/2016)
Nghệ An: 50% học sinh mầm non và tiểu học được uống sữa học đường (18/6/2016)
Sinh viên Sư phạm được miễn học phí đến năm 2021 (13/4/2016)
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Không có chuyện phân biệt sách miền Bắc hay miền Nam! (15/2/2016)
Tiếp tục hỗ trợ ăn trưa bán trú cho trẻ mầm non (17/1/2016)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website