Có nhiều hòm công đức như thế này tại đền ông Hoàng Mười (ảnh minh họa: Baomoi.com)
Theo tôi được biết, trong lịch sử Phật giáo cùng đã có thời kỳ bị lạm dụng tôn giáo thái quá để thương mại hóa, trục lợi. Điều này sử sách cũng đã ghi và một số phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đăng tải.
Một số năm gần đây hiện tượng này tôi thấy lại quá phát triển. Gần như chùa nào cũng có quá nhiều hòm công đức, hòm công đức được để khắp mọi nơi, tiền lẻ để la liệt trên ban thờ, trên cả tay Phật.... Có chùa tiền để hàng thúng la liệt dưới đất, cũng để thu hút sự quyên góp của người đi lễ.
Tôi nghĩ, sở dĩ có hiện tượng này là do hai nguyên nhân chính:
+ Một là do ở các nhà chùa chưa có phương thức hợp lý để thu tiền quyên góp công đức. (Hoặc hình như các chùa cố tạo ra càng nhiều hòm công đức để thu được càng nhiều càng tốt. Có chùa có đến 29 hòm công đức như chùa Keo).
+ Mặt khác cũng do dân trí nhìn chung còn chưa cao của đa số người đi lễ chùa. Ai đến chùa cũng mang theo ít tiền lẻ từ 200 đồng đến 10.000 đồng để đặt lên bàn thờ hay đưa vào hòm công đức. Nếu không đưa được vài trăm đồng lễ thì có lẽ họ nghĩ đi lễ chùa không thành tâm.... Người ta hy vọng với tiền công đức như vậy có thể cầu xin được may mắn trong cuộc sống, trong kinh doanh, có sức khỏe, được quyền chức.... Hiện nay được làm ở chùa được coi là có phúc...
Theo tôi, các cơ quan chức năng và nhất là các Ban Trị sự các chùa nên quan tâm tổ chức việc góp công đức cho hợp lý, để gìn giữ cho các chùa thật sự là chốn linh thiêng, đem lại sự bình an, tốt đẹp về tâm linh cho mọi người.
Phùng Phúc Gia
email: phungphucgia@yahoo.com