Tại buổi họp báo chiều 12-7, quyền Chánh thanh tra cơ quan Thanh tra Giám sát, Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa chính thức lên tiếng về việc “vênh” nhau giữa hai con số nợ xấu cùng nguồn từ NHNN.
|
Nợ xấu lĩnh vực bất động sản được xác định là 12.000 tỷ, chiếm 6,5% dư nợ cho vay BĐS. |
Tại buổi họp báo diễn ra hơn 30 phút với lần đầu “diện kiến” báo giới, quyền Chánh thanh tra cơ quan Thanh tra Giám sát, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Nguyễn Hữu Nghĩa, khẳng định: “Đến 31-5-2012, nợ xấu theo các tổ chức tin dụng (TCTD) báo cáo là hơn 117 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Nói con số là bao nhiêu, phải đặt câu hỏi, chúng ta phân loại nợ theo hệ thống tiêu chuẩn nào? Theo kinh nghiệm của các nước, không có chuẩn quốc tế về phân loại nợ và dự phòng rủi ro...”
“Tại sao có con số chênh lệch này?”, theo ông Nghĩa, với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, nợ xấu 4,47% là con số do các TCTD báo cáo qua hệ thống thống kê. Còn hệ thống giám sát của Ngân hàng Nhà nước, mức nợ xấu vào khoảng 8 – 10%.
Cụ thể, đến 31-3, con số là 8,6%. “Sự vênh này xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, nếu theo tiêu chí về định tính, cùng một bảng cân đối, giữa các ngân hàng cũng có những đánh giá khác nhau. NHNN bám chắc quy định 18 – nếu như một khách hàng có nhiều khoản vay của nhiều ngân hàng khác nhau, các ngân hàng phải đưa vào dạng có rủi ro cao hơn. Do vậy, cơ quan giám sát ngân hàng làm việc đưa khách hàng có nhiều khoản nợ khác nhau vào nhóm có rủi ro cao nhất. Nguyên nhân thứ hai, các TCTD có một bộ phận không nhỏ cố ý vi phạm quy định trích lập dự phòng, giảm chi phí dự phòng, làm chênh lệch báo cáo tài chính lớn hơn”, ông Nghĩa phân tích.
Quyền Chánh thanh tra cơ quan giám sát NHNN cũng cho biết, hiện nợ xấu trên thực tế rơi vào một số lĩnh vực về sản xuất, công nghiệp, xây dựng – chịu tác động lớn bởi thị trường bất động sản đóng băng.
Theo đó, dư nợ cho vay bất động sản đến cuối tháng 5-2012 vào khoảng 197.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,3% trong tổng số 2,6 triệu nghìn tỷ dư nợ các lĩnh vực của toàn hệ thống. Trong đó, nợ xấu của lĩnh vực bất động sản được xác định là 12.000 tỷ, chiếm 6,5% dư nợ cho vay BĐS.
Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, thị trường chứng khoán sụt giảm, xu hướng về cho vay chứng khoán có chiều hướng giảm, đến 31-5, dư nợ cho vay chỉ còn khoảng gần 12,000 tỷ, nợ xấu khoảng 485 tỷ đồng (1%). Nợ có tài sản bảo đảm: dự phòng rủi ro đã trích lập, các biện pháp bảo đảm.
Theo báo cáo của các TCTD, trong hệ thống ngân hàng, 84% dư nợ xấu được bảo đảm bằng tài sản. Xét về giá trị tài sản bảo đảm trên tổng giá trị nợ xấu bằng 135% trên tổng dư nợ. Riêng tài sản bảo đảm/dư nợ xấu về BĐS khoảng 180%. 31.5 là 117.000 tỷ, dự phòng là 67,3 nghìn tỷ (57,2%) - một tỷ lệ tương đối cao. Cũng theo ông Nghĩa, nợ xấu ở nhóm 5 nhóm có nguy cơ mất vốn (nhưng không có nghĩa là mất hoàn toàn vì vẫn có tài sản) hiện chiếm cỡ khoảng 40%.
Khánh Huyền -TPO
Ông Nghĩa cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tich cực trích lập dự phòng rủi ro; tài sản bảo đảm rất lớn, nên một trong biện pháp căn cơ là đẩy mạnh xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm.
Quyền Chánh thanh tra cơ quan Thanh tra Giám sát cũng khẳng định việc thành lập công ty mua bán xử lý nợ xấu mới chỉ là đề án, hiện Ngân hàng Nhà nước chưa trình lên Chính phủ và chắc chắn, sẽ không có chuyện cần đến 100 ngàn tỷ đồng tiền mặt để xử lý. Công ty này nếu có thành lập sẽ sử dụng nhiều dạng công cụ tài chính |