Sau sự cố ở SEA Games 23, Văn Quyến tỏ ra bất lực trong việc tìm lại hình ảnh của mình. Đội bóng quê nhà SLNA vì tình nghĩa, đã cố giữ anh lại để hy vọng đến ngày được đền đáp. Nhưng Văn Quyến không những chẳng thể đáp ứng được kỳ vọng của NHM xứ Nghệ mà thậm chí còn trở thành “món hàng thừa”. Anh gần như không có đóng góp nào trên hành trình chinh phục chức vô địch V-League 2011 của SLNA và đến giữa mùa giải 2012 bị mang cho SG.XT mượn.
SLNA, SG.XT và bản thân Văn Quyến từng mơ rằng, việc chuyển đổi môi trường sẽ là bàn đạp giúp cựu thần đồng của BĐVN hồi sinh. Nhưng những dấu ấn mà Văn Quyến để lại trong suốt thời gian thử sức tại sân Thống Nhất dường như là con số 0. Kết thúc mùa giải, Văn Quyến bị “trả” về SLNA một cách dễ dàng dù trước đó, HLV Trần Tiến Đại – người được biết đến với tư cách là một “cò” cầu thủ-đã đặt không ít tham vọng vào thương vụ này.
Vấn đề là khi trở về sân Vinh, Văn Quyến chắc chắn sẽ đóng vai người thừa khi mà SLNA đang sở hữu những gương mặt trẻ dư sức đóng góp cho đội bóng nhiều hơn. Nếu tiếp tục giữ Văn Quyến, SLNA vừa làm tự tạo áp lực cho vấn đề tài chính vốn khá eo hẹp của mình, vừa không đạt được hiệu quả cần thiết về mặt nhân sự. Thế nên, họ muốn Văn Quyến tự tìm kiếm một CLB mới và không yêu cầu anh phải đền bù cho 1 năm hợp đồng còn lại.
Đối với nhiều cầu thủ bây giờ, được tự do ra đi thường là… “hạnh phúc”. Bởi, họ có thể nhận được tối đa số tiền lót tay khi ký hợp đồng với CLB mới. Nhưng Văn Quyến thì không có được niềm vui ấy. Trái ngược với Bật Hiếu, Quốc Anh… - những trường hợp cũng “dính chàm” tại SEA Games 23 nhưng đã tìm lại được phong độ đỉnh cao - Văn Quyến thời điểm này bị cho là chỉ còn mang giá trị về thương hiệu chứ chẳng mang đến lợi ích về chuyên môn.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, không đội bóng nào muốn làm thương hiệu bằng những bản hợp đồng bom tấn nhưng ít hiệu quả thực tế như Văn Quyến. Thế nên, tương lai nào dành cho cựu thần đồng này vẫn là một câu hỏi không lời đáp.
SLNA, SG.XT và bản thân Văn Quyến từng mơ rằng, việc chuyển đổi môi trường sẽ là bàn đạp giúp cựu thần đồng của BĐVN hồi sinh. Nhưng những dấu ấn mà Văn Quyến để lại trong suốt thời gian thử sức tại sân Thống Nhất dường như là con số 0. Kết thúc mùa giải, Văn Quyến bị “trả” về SLNA một cách dễ dàng dù trước đó, HLV Trần Tiến Đại – người được biết đến với tư cách là một “cò” cầu thủ-đã đặt không ít tham vọng vào thương vụ này.
Vấn đề là khi trở về sân Vinh, Văn Quyến chắc chắn sẽ đóng vai người thừa khi mà SLNA đang sở hữu những gương mặt trẻ dư sức đóng góp cho đội bóng nhiều hơn. Nếu tiếp tục giữ Văn Quyến, SLNA vừa làm tự tạo áp lực cho vấn đề tài chính vốn khá eo hẹp của mình, vừa không đạt được hiệu quả cần thiết về mặt nhân sự. Thế nên, họ muốn Văn Quyến tự tìm kiếm một CLB mới và không yêu cầu anh phải đền bù cho 1 năm hợp đồng còn lại.
Đối với nhiều cầu thủ bây giờ, được tự do ra đi thường là… “hạnh phúc”. Bởi, họ có thể nhận được tối đa số tiền lót tay khi ký hợp đồng với CLB mới. Nhưng Văn Quyến thì không có được niềm vui ấy. Trái ngược với Bật Hiếu, Quốc Anh… - những trường hợp cũng “dính chàm” tại SEA Games 23 nhưng đã tìm lại được phong độ đỉnh cao - Văn Quyến thời điểm này bị cho là chỉ còn mang giá trị về thương hiệu chứ chẳng mang đến lợi ích về chuyên môn.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, không đội bóng nào muốn làm thương hiệu bằng những bản hợp đồng bom tấn nhưng ít hiệu quả thực tế như Văn Quyến. Thế nên, tương lai nào dành cho cựu thần đồng này vẫn là một câu hỏi không lời đáp.
Tác giả bài viết: Trung Dũng
Nguồn tin: Báo Bóng Đá
Nguồn tin: Báo Bóng Đá