| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 1,370
Tất cả: 99,763,504
 
 
Bản in
Rượu quê, càng bốc... càng độc
Tin đăng ngày: 1/11/2012 - Xem: 1629
 
Sau quá trình dài điều tra quá trình sản xuất, phù phép, vận chuyển đi nơi khác bán buôn bán lẻ “rượu cồn” ấy, tôi chỉ còn biết chua xót kêu lên: Không tưởng tượng nổi!

"Làm sao những người nấu rượu tử tế bằng nếp cái hoa vàng như chúng tôi "trụ" được với rượu cồn hả chú. Họ bán nước lã thu tiền triệu mỗi ngày" - ông Nguyễn Văn Viễn, ngoài 70 tuổi thở dài. Tất cả những người chúng tôi phỏng vấn ở cái làng từng có 600 hộ nấu rượu nuôi lợn đó đều chung một cảm giác căm thù bọn "rượu cồn". Làng quê nháo nhác, thanh niên mất nghề bỏ đi kiếm ăn xa, làng chỉ còn vài người lọm khọm ở lại tiếc cho cái nghề thanh tao trưng cất "Đại Lâm mỹ tửu".

Những ngày lăn lộn mọi ngõ ngách ở Tam Đa, chúng tôi đã quay phim, chụp ảnh được hầu như toàn bộ công đoạn ma mãnh của các đại lý "rượu độc". Công thức hết sức đơn giản: Cồn mang về bằng xe tải, ném các phuy khổng lồ xanh lè xuống đường làng. Cứ thế cắm tuyô: Hút cồn ra; cắm tuyô nữa: Bơm nước lã vào. Máy hút nước từ bể, từ vòi chạy ào ào.

Năm ngoái, máy bơm Trung Quốc chạy hết công suất, máy nóng quá, cồn 90 độ bị tia lửa điện "đánh", cháy đùng đùng, con trai chủ nhà phải nhập Viện Bỏng quốc gia. Một phuy cồn 300 lít, hút 200 lít ra, đổ bù 200 lít nước lã vào. Trộn hóa chất hương liệu nữa, thế là có phuy rượu 300 lít đi bán khắp cả nước. Vì là cồn trộn nước khuấy đều, nên 1.000 chén rượu cồn uống như nhau cả... nghìn chén.

Ống tre có nhiệt kế đo độ rượu sau khi pha.
 
Một tài xế người địa phương chuyên chở rượu từ Đại Lâm về Hà Nội, đi Thanh Hóa, Huế... bán buôn, tiết lộ: Ở khu Cầu Tó, Thanh Trì, Hà Nội có một cái làng sản xuất và bán buôn miến dong. Tôi từng nhiều năm chở rượu Đại Lâm đến đó đổ buôn. Từ đây, rượu cồn được pha thêm nước lã, phù phép thành rượu nếp bằng cách nấu cơm nếp nghiền ra, đổ ít đường hóa học cho ngòn ngọt trộn cả vào. Nếu cần rượu nếp cẩm thì nấu cơm nếp cẩm nhét vào.

Đặc biệt, rượu Hương Cốm đang thịnh hành, ta ra chỗ chợ hóa chất, mua chai nước trong vắt, nhỏ vào rượu cồn vài giọt là "hương cốm mới" sẽ sực nức các cuộc nhậu túy lúy. Rượu thuốc, rượu dân tộc, nhớ bỏ thêm ít thuốc bổ phế kèm theo vài cái lá lẩu, cốt chính vẫn là rượu cồn hết.

Ẩm khách phải "giãy đành đạch" thì mới... sợ?

Trong vai một ông chủ khu ăn chơi cần "suối" rượu rẻ tiền thu bộn lãi, các "đại lý" buôn rượu ở Thanh Trì đã tiết lộ đủ thứ mánh khóe trước ống kính ngụy trang của chúng tôi. Mẫu rượu được thu về, gửi đến Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Bộ Y tế. Ngày 5.10.2012, TS Lê Thị Hồng Hảo - Phó Viện trưởng viện này - đã ký (đóng dấu) vào kết quả kiểm nghiệm.

Đem tài liệu này đến gặp TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội - sau khi nghiên cứu văn bản, vị TS này cho biết: Mẫu rượu không đạt chất lượng để uống. Bởi lượng methanol và aldehyd như kết quả kiểm nghiệm cho thấy là rất cao, có thể gây tử vong, mù mắt...

Khi làm việc với chính quyền xã, đặc biệt là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi chỉ nhận được những lời bất lực hoặc... ngụy biện đến ngỡ ngàng. Ông Tôn - Chủ tịch UBND xã Tam Đa - bảo: "Họ cứ "pha rượu cồn", chúng tôi nhắc thì họ bảo, ông A làm được, thì ông B cũng làm chứ. Nhà nước chả có văn bản nào cấm pha nước lã với cồn công nghiệp để làm rượu cả. Chúng tôi căn cứ vào đâu để dẹp họ?".

Ông Nguyễn Trọng Hùng - Chi cục trưởng Chi cục VSATTP Bắc Ninh - thì một mực khẳng định: "Rượu kia bán ở Đại Lâm chỉ có 5.000 đồng/lít, nhưng nó đảm bảo". Cồn ấy là cồn thực phẩm, được phép pha thành rượu bán, nước ấy là nước máy, mà nước máy ở Bắc Ninh này thì đạt tiêu chuẩn uống trực tiếp luôn".
Đường làng tràn ngập phuy rượu và cồn khổng lồ.
 
Khi được hỏi, các ông đã lấy mẫu cồn, mẫu rượu cồn đó đi xét nghiệm chưa, thì ông này thật thà thú nhận là "chưa". Khi hỏi, căn cứ vào đâu ông biết cồn ở Đại Lâm là cồn thực phẩm tinh khiết - ông Hùng vẫn... tự tin: "Vì tôi nghe người nấu rượu người ta nói nhỏ vào tai tôi là như vậy. Vả lại nếu pha cồn công nghiệp độc hại thì người uống chết ngay, biết ngay, đằng này 15 năm không có ai... chết cả" (!?). Chao ôi, chắc phải đợi khách uống xong giãy đành đạch thì mới là rượu độc!

Sau khi có mẫu xét nghiệm mẫu như đã kể, chúng tôi đem băng ghi âm cuộc phỏng vấn chính thức ông Tôn, ông Hùng ở trụ sở của các vị ấy về gặp TS Nguyễn Duy Thịnh và TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Hai ông này kêu trời, một ông còn thở dài, "anh nào nói thế là chả hiểu quái gì". Nước máy ở Bắc Ninh không bao giờ là thứ có thể pha vào cồn làm rượu uống luôn. Pha cồn công nghiệp để uống thì đúng là cực kỳ nguy hiểm. "Cơ quan chức năng ở đâu? Xã không giải quyết được thì phải báo cáo cấp trên ngay chứ..." - ông Duệ tâm huyết nói.

Ông Thịnh còn chi ly: Giá cồn thực phẩm tinh khiết để pha thành rượu được, bây giờ khoảng 80.000-100.000 đồng/lít. Nếu công thức ở Đại Lâm được thực thi (giả dụ thay nước lã bằng nước tinh khiết) thì một lít cồn sẽ pha được 3 lít rượu, chưa "ăn lãi" thì rượu đó tối thiểu cũng có giá hơn 30.000 đồng/lít. Rượu pha từ cồn bán 5.000 đồng/lít như ông Hùng nói thì nhất định là làm bằng cồn công nghiệp. "Cồn đó để pha vào xăng bán nhằm tăng thể tích, thì rõ ràng nó phải rẻ hơn xăng - hơn 20.000đồng/lít" - ông Thịnh nhấn mạnh. Vả lại, hầu hết cồn của các nhà máy mía đường là cồn công nghiệp, đúng như chủ đại lý rượu và cán bộ xã tiết lộ.

Một "làng rượu cồn" tồn tại đã 15 năm, nhiều triệu lít "rượu độc" được đổ vào mồm người uống khắp cả nước, nhưng tại sao không ai kiểm nghiệm hay ngăn cấm pha cồn trôi nổi với nước lã một cách "quái dị" này? Có lẽ, nếu họ pha lá ngón, thuốc trừ sâu vào nước đem bán, làm kiểu gì thì làm, đi bán ở đâu thì bán, mạnh ai nấy bán, dại ai đấy uống: Cứ "sống chết mặc bay" thế ư?
Nguồn: VEF/LĐ
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Sức khỏe và đời sống:
Một số lợi ích của việc hấp rau củ (16/1/2023)
Phát hiện cơ sở sản xuất cà muối lớn nhất TP. Vinh vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (7/1/2023)
Nâng cao toàn diện công tác chăm sóc sức khoẻ người dân (20/12/2022)
Hưng Nguyên xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 (22/11/2022)
Pfizer chuẩn bị thử nghiệm vaccine kết hợp ngừa Covid-19 và cúm (4/11/2022)
Tác hại của khói thuốc lá đối với hô hấp ở trẻ em (23/10/2022)
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư ở 10 bộ phận của cơ thể (17/10/2022)
Đậu mùa khỉ và thủy đậu, phân biệt thế nào? (6/10/2022)
6 công dụng 'thần kỳ' của vitamin C đối với sức khỏe con người (5/10/2022)
200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu (12/9/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website