| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 4,848
Tất cả: 99,766,982
 
 
Bản in
Ước mong của làng cửu vạn
Tin đăng ngày: 12/12/2012 - Xem: 2836
 
Hiện tại, làng Mai Lộc có 260 hộ gia đình, hơn 1.000 nhân khẩu, nhưng không ai có nghề nghiệp gì ổn định, tất cả dân trong làng đều đi làm thuê khắp nơi để kiếm sống.
 
Đã nhiều năm qua, dù là ngày nắng gắt hay mưa phùn giá rét, những người làm nghề “cửu vạn” ở thành phố Vinh vẫn bám trụ nơi ngã ba, ngã tư đường phố, họ trông chờ có ai đó đến thuê nhân công để có được việc làm. Họ không quản ngại bất cứ việc gì, từ phụ hồ, san lấp mặt bằng, vệ sinh công nghiệp, thậm chí là đào gốc cây… tất tần tật, miễn là được trả tiền công chính đáng. Từ những công việc không cố định này lại là nguồn thu nhập chủ yếu để duy trì cuộc sống của nhiều hộ dân ở làng Mai Lộc, xã Hưng Đông, TP Vinh.
 
Từ trục đường Nguyễn Trường Tộ, rẽ xuống con đường nhánh, đi qua cánh đồng xã Hưng Đông chừng 1,5km là đến làng. Về mùa mưa lũ, làng Mai Lộc không khác một hòn đảo, bị cô lập bởi biển nước mênh mông. Hiện tại, làng Mai Lộc có 260 hộ gia đình, hơn 1.000 nhân khẩu, nhưng không ai có nghề nghiệp gì ổn định, tất cả dân trong làng đều đi làm thuê khắp nơi để kiếm sống.
 
Đàn ông con trai có sức khỏe thì vay mượn mua cái xe máy cũ chạy xe ôm, người đi bốc vác ở Ga Vinh, đi thợ xây thợ hồ, phụ nữ sắm đôi quang gánh lên thành phố Vinh ngồi chờ người ta đến thuê việc để kiếm sống…
 
Dạo một vòng qua các tuyến đường nội thành, không khó khăn để bắt gặp từng tốp khoảng 3 người, 5 người… tụ họp tại các khu vực như: cầu Kênh Bắc, vườn hoa Cửa Nam, khu vực Ngã 6… Mỗi người đều tự trang bị cho mình bộ dụng cụ lao động đơn giản là đôi quang gánh, đôi rổ tre, chiếc xẻng… sẵn sàng chờ việc.
 
Chị Nguyễn Thị Châu, một người dân cửu vạn cho biết: Vì không có đất sản xuất, không có nghề nghiệp gì nên cả làng chị phải lên đây chờ việc làm thuê, sáng nào cũng dậy sớm cơm đùm, cơm nắm mang theo, đến chiều tối mới về nhà. Đi cả ngày như thế này nhưng không phải ngày nào cũng được người ta thuê đâu, có ngày phải về không, nhưng hôm sau lại đi tiếp vì ở nhà cũng không có việc gì mà làm cả. 
 
Năm trước, người ta còn thuê làm nhiều, còn như năm nay thì nhiều hôm ngồi cả ngày rồi chị em rủ nhau về không thôi chú à. Kiếm ngày được mấy chục bạc đi qua chợ mua thức ăn cho cả nhà là hết sạch. Những ngày trời mưa to, gió lớn là đứng ngồi không yên, khổ thế đấy, công việc làm thuê này còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nữa.
 
Từ nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh nên nhiều năm trước việc học hành của con em ở Mai Lộc bị thiệt thòi, nhiều em phải nghỉ học sớm tự kiếm tìm việc làm nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, những năm gần đây, dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều hộ dân ở Mai Lộc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành nên đã cố gắng đầu tư hơn vào việc học cho con cái.
 
Ông Phạm Ngọc Thành, xóm trưởng cho biết: Hiện tại, trong xóm đang có hơn 20 cháu theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng chính quy. Số các cháu đỗ đạt ở làng những năm gần đây tương đối cao so với mặt bằng chung của xã. Mong rằng đời các cháu sau này nhờ học hành rồi có được công việc và cuộc sống tốt hơn đời cha mẹ của chúng. Trước mắt tiền ăn học cho các cháu là một gánh nặng cho nhiều gia đình.
 
Chị Nguyễn Thị Thắng, một trong những gia đình đang nuôi con học đại học cho biết: “Vợ chồng chị xác định, đời cha mẹ coi như vứt rồi, chấp nhận kiếp làm thuê thôi, giờ chỉ đầu tư cho con cái học hành để mai sau nó có công việc mà làm ăn, chứ bám vào làng này chỉ có khổ suốt đời”.
 
Thế mà, khi nghe tin con đậu đại học thì nước mắt chị lại trào ra, thương con quá, biết lấy tiền đâu cho con theo học quãng thời gian dài đằng đẵng này. “Giờ đây con gái đầu nhà chị học năm thứ 2 rồi, đang còn 3 năm nữa. Cháu học ở Hà Nội nên việc chi tiêu hàng tháng cũng khá tốn kém, không biết còn lo cho cháu được đến đâu nữa. Năm nay công việc không có, chỉ mình chồng đi làm nuôi cả nhà đấy”.
 
Ở cái làng này, những ngày thời tiết nắng ráo còn đỡ còn mùa mưa lụt thì đây là vùng trũng nhất xã Hưng Đông. Đường Nguyễn Trường Tộ chênh nhau với làng Mai Lộc đến khoảng 2m, chỉ cần một trận mưa nhỏ các con đường vào xóm đều bị ngập úng, nhiều người dân ở đây tự nhận là dân vùng sâu vùng xa của thành phố Vinh.
 
Đã mấy chục năm nay, từ lớp người già cả đầu tiên về làng, rồi đến đời con, đời cháu của họ đều làm nghề cửu vạn. Tất cả chung một mong ước là có được một việc làm ổn định, nhưng dường như cái ước mong đó của họ chưa bao giờ trở thành hiện thực. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn trong vấn đề giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho con em làng Mai Lộc để các em có một cái “cần câu cơm” thật sự bền vững.
 
 
Trần Đức Thắng (Congannghean.vn)          
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin văn hóa:
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI (27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ" (27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào? (27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An (27/1/2023)
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì? (20/1/2023)
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo trong khi các nước châu Á lại là thỏ? (20/1/2023)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 (9/1/2023)
Nghệ An có 6 nghệ sĩ được xướng tên tại lễ vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 (9/1/2023)
Phan Bội Châu với tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đấu tranh cách mạng (26/12/2022)
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Hồ Xuân Hương trên quê hương Nghệ An (28/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website