| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 4,836
Tất cả: 99,757,789
 
 
Bản in
Bác Hồ và “quê hương nghĩa trọng tình cao”
Tin đăng ngày: 29/5/2009 - Xem: 4188
 

 Mỗi lần nói những lời trìu mến, thành kính về Bác Hồ kính yêu; mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh của Người, chúng ta, bạn bè ta, nhất là các nhà khoa học, thường nêu câu hỏi: Những gì đã tạo dựng, hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại?

Quê hương, gia thế của Hồ Chí Minh có vai trò thế nào trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh của Người?

Trong di chúc, Bác dặn trồng nhiều cây ở những nơi lưu niệm Người, không nên dựng bia đá, tượng đồng - Ảnh tư liệu

Quê Bác nằm ở hạ lưu sông Lam của xứ Nghệ, nơi hội tụ của các trung tâm văn hóa vùng Bắc Trung bộ, nơi phát tích nhiều nền văn hóa cổ, một vùng văn hóa dân tộc học đặc sắc. Bác sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng.

Vùng quê ấy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thường xuyên đương đầu với muôn vàn giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn gan góc, trong mất mát vẫn kiên cường. Truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến tuổi ấu thơ của Bác, đến việc hình thành nhân cách, tư tưởng của Người.

Người yêu quý, giữ gìn, nhập tâm nhiều làn điệu hát ví, hát dặm, hát phường vải của quê nhà. Người ưa lẩy Kiều và đã vận dụng nghệ thuật dân gian này đến độ sáng tạo, tinh tế. Người sử dụng rộng rãi, linh hoạt các thể loại văn học truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân dã như tập Kiều, lẩy Kiều, tập cổ, thơ lục bát, thơ tự vịnh, thơ cổ điển, thơ mừng tuổi, thơ chúc tết. Trong thơ văn, Người hay dùng tục ngữ, ca dao, dân ca, lối nói ví von, so sánh sinh động, dễ hiểu của nhân dân lao động.

Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân lên hầu khắp các châu lục, nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, thông thuộc nhiều thứ tiếng nước ngoài. Vậy mà một đêm ở Thái Lan xa xôi, Người thốt lên: “Xa nhà chốc mấy mươi niên / đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”.

Người vẫn giữ cho mình giọng Nghệ nằng nặng, trầm ấm, vang vọng của quê nhà. Sau hàng chục năm xa quê, ngày trở lại, Người xúc động nói: “Quê hương nghĩa trọng tình cao / Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”. Người không quên lối đi nhỏ vào nhà ngày xưa, cây bưởi trước nhà, cây mít, hàng cau phía sau, chiếc võng tuổi thơ, chiếc rương gỗ nhỏ - của hồi môn ít ỏi của mẹ, khung cửi của mẹ, chiếc phản gỗ và mấy pho sách của cha, những câu chuyện kể của bà...

Người nhớ và ghi sâu công đức người thầy khai tâm của mình, những kỷ niệm với người bạn câu cá, nhà ông thợ rèn, những buổi trưa thả diều, chăn trâu, đánh trận giả...

Người nhớ và nhắc giúp ca sĩ quê nhà hai câu cuối của một bài hát dân ca, về cách phát âm, cách luyến láy một số từ giọng Nghệ khi hát xướng. Trong bữa ăn thường nhật, Người ưa món tương, nhút, quả cà giòn tan, mằn mặn của quê xa.

Quê hương Người có rất nhiều truyền thống quý báu, mang đặc trưng văn hóa xứ Nghệ khó lẫn. Tuy nhiên, con người và vùng đất ấy cũng có những hạn chế khó tránh khỏi. Để khắc phục những hạn chế ấy, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, nhân dân tỉnh nhà rằng: phải biết phát huy lòng yêu nước, tinh thần bất khuất trước địch họa, thiên tai, cần cù trong lao động, thủy chung trong nghĩa tình, giản dị, mộc mạc, ngay thẳng trong điều ăn lẽ ở.

Đồng thời cũng phải biết khắc phục tâm lý nông dân sản xuất nhỏ, manh mún, hẹp hòi; tiết kiệm quá thành hà tiện; ít giao tiếp nên dễ kém năng động; chỉ ham cái lợi nhỏ trước mắt mà không lo cái lợi to lớn, lâu dài; kiên định không đúng cách dễ trở thành bảo thủ, quan liêu, duy ý chí.

Hồ Chí Minh là tấm gương thanh cao về nếp sống giản dị, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, dĩ công vi thượng. Nếp sống đó không chỉ có ở Người khi hoạt động cách mạng bí mật, gian khổ, hiểm nguy mà giữ nguyên vẹn khi Người đã là chủ tịch nước yêu kính của dân tộc.

NGUYỄN THẾ KỶ (tiến sĩ, vụ trưởng 
Vụ Báo chí  - xuất bản Ban Tuyên giáo trung ương)

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Đạo đức Hồ Chí Minh:
Cách làm mới, sáng tạo trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (20/9/2021)
32 nhà giáo Nghệ An được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (13/4/2021)
Niềm đam mê là được đi tới cái đích cuối cùng của người làm khoa học (7/3/2021)
Không được giao bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 (6/10/2020)
Bàn thêm về tiêu chí đức và tài của người cán bộ (13/8/2020)
TP. Vinh khen thưởng 12 tập thể xuất sắc trong làm theo lời Bác dặn (25/5/2020)
Nhân tố văn hóa trong sự nghiệp hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh (8/5/2020)
Ra mắt bộ sách “Nghiên cứu Hồ Chí Minh - Một số công trình tuyển chọn” (30/4/2020)
Xây dựng Đảng về đạo đức - món quà xuân quý giá (28/1/2020)
Nghệ An hướng dẫn nội dung ký cam kết học tập, làm theo Bác cho cán bộ, đảng viên (19/1/2020)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website