| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 4,999
Tất cả: 99,767,133
 
 
Bản in
Sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam
Tin đăng ngày: 1/4/2014 - Xem: 2138
 
Hệ thống giáo dục Việt Nam với 11 năm và phân rõ theo 2 hướng nghiên cứu và thực hành đang được dư luận quan tâm.

» Cựu quan chức Bộ GD-ĐT đề xuất hệ thống giáo dục 11 năm
» CHỌN MÔ HÌNH GIÁO DỤC NÀO CHO VIỆT NAM?

Sau chuyên đề "Gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015" để trở thành một kỳ thi quốc gia chung từ năm 2015 , báo điện tử VTC News đã nhận được hàng nghìn lượt góp ý, bình luận của các cựu quan chức ngành giáo dục, các chuyên gia giáo dục, bạn đọc cả nước.

Để thực hiện được tốt nội dung đổi mới "căn bản và toàn diện" theo đúng tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng, VTC News tiếp tục thực hiện chuyên đề cấu trúc lại nền giáo dục Việt Nam.

Sau bài viết của TS kinh tế Lương Hoài Nam góp ý việc Việt Nam nên chọn lựa mô hình giáo dục Anh để học tập, tòa soạn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề xuất giáo dục phổ thông chỉ nên kéo dài 11 năm.

Sau khi tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ đã đề xuất hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bắt đầu từ năm 2016.

Dự kiến sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

(Áp dụng từ năm 2016)

Sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam
Mô hình cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân do PGS.TS Trần Xuân Nhĩ và các chuyên gia giáo dục của hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề xuất

Theo sơ đồ cấu trúc lại nền giáo dục Việt Nam, mốc lớp 9 sẽ dùng để phân luồng học sinh. Học sinh sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 để các em có thể học lên tiếp THPT hoặc chuyển qua học nghề, hoặc lao động giản đơn.

Kết thúc lớp 9, các học sinh sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THCS để phân loại học sinh theo 3 hướng (Trung học phổ thông, Trung học nghề, Bổ túc văn hóa có nghề).

Ở cấp học THPT (bao gồm lớp 10, lớp 11), học sinh sẽ chỉ học một số môn bắt buộc, còn lại là các môn tự chọn theo nhu cầu.

Hệ THPT sẽ chiếm khoảng 50% học sinh THCS và chia làm 4 ban:  Tự nhiên, Xã hội, Kinh tế, Văn thể mỹ. Mỗi ban học sinh chọn lựa học 8 môn và 4 kỹ năng sống trong tổng số khoảng 25 môn học và kỹ năng sống. Thời gian học 2 năm.

Hệ trung học nghề chiếm khoảng 30% học sinh THCS, bao gồm trung học chuyên nghiệp hiện nay và Trung cấp nghề, thời gian học 3 năm, học sinh đã học bổ túc văn hóa có nghề thì thời gian học chỉ cần 2 năm.

Hệ bổ túc văn hóa có nghề chiếm khoảng 20% học sinh THCS. Những học sinh này sẽ được đào tạo các nghề từ 3-6-12 tháng.

Cao đẳng nghề gồm: Cao đẳng chính quy, cao đẳng nghề, cao đẳng cộng đồng: Thời gian học 3 năm đối với học sinh THPT và 2 năm đối với học sinh trung học nghề liên thông lên Cao đẳng nghề.

Đại học nghề: Thời gian học 4 năm đối với học sinh THPT và 2 năm đối với học sinh Cao đẳng nghề liên thông lên Đại học nghề.

Đại học nghiên cứu: Thời gian học từ 3-6 năm đối với từng ngành nghề.Tuy nhiên, chỉ có 20% học sinh tốt nghiệp THPT được học lên đại học nghiên cứu.

Số học sinh còn lại, tùy vào trình độ sẽ được đăng ký vào Cao đẳng nghề hoặc Đại học nghề.

Bên cạnh đó, mũi tên (--->) biểu hiện các đối tượng ngoài xã hội cũng có thể tham gia vào tất cả các quá trình học tập nếu đạt trình độ và có mong muốn được học tập. Điều này đảm bảo mọi người đều có quyền học tập suốt đời.

Sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam
Hệ thống giáo dục Việt Nam cần được thiết kế lại gọn nhẹ, cơ động và có thể liên thông một cách linh hoạt giữa các cấp học 
Theo nhiều chuyên gia, hệ thống giáo dục này phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bạn có đồng ý với sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam

  • Đồng ý
  • Không đồng ý
  • Sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam Sơ đồ đề xuất hệ thống giáo dục mới của Việt Nam

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 nêu rõ: “Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015.

Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”.

Nghị quyết cũng nêu: "Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học.

Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế giới.

Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học phổ thông, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học".

 

» Cựu quan chức Bộ GD-ĐT đề xuất hệ thống giáo dục 11 năm
» CHỌN MÔ HÌNH GIÁO DỤC NÀO CHO VIỆT NAM?

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hệ thống giáo dục do PGS-TS Trần Xuân Nhĩ đề xuất cũng mắc một số nhược điểm:

Hệ thống này tuy thể hiện sự liên thông theo chiều dọc giữa các cấp học (từ THPT lên Đại học nghiên cứu, từ Cao đẳng nghề lên Đại học nghề...) nhưng chưa thể hiện rõ sự liên thông ngang giữa Đại học nghề và Đại học nghiên cứu.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng các thuật ngữ như (chuyên gia, bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân) để chỉ những người sau khi tốt nghiệp đại học nghiên cứu là chưa phù hợp. Những người sau khi tốt nghiệp đại học nghiên cứu cũng chỉ nên dùng từ cử nhân. Sau đó, các hội nghề nghiệp sẽ quyết định tên nghề nghiệp của họ.

Độc giả có đồng ý với quan điểm của tác giả? Hãy gửi ý kiến bình luận cho chúng tôi theo ô thảo luận cuối bài viết để làm sáng tỏ vấn đề rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai đất nước này.

» Cựu quan chức Bộ GD-ĐT đề xuất hệ thống giáo dục 11 năm
» CHỌN MÔ HÌNH GIÁO DỤC NÀO CHO VIỆT NAM?


Phạm Thịnh
VTC
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin giáo dục:
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT (16/1/2023)
Thông báo kết quả xét tuyển viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố Vinh đợt 1 năm 2022 (13/1/2023)
Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại thành phố Vinh (28/12/2022)
Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự xét tuyển vòng 2 (20/12/2022)
Nghệ An: Hơn 400 giáo viên tham dự Kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh bậc tiểu học (30/11/2022)
Thành phố Vinh và huyện Quỳ Châu giành giải Nhất toàn đoàn Cuộc thi Tìm hiểu di sản văn hóa (24/11/2022)
91 nhà giáo xuất sắc, tiêu biểu ở Nghệ An được khen thưởng (18/11/2022)
Hàng nghìn học sinh ở Nghệ An lo lắng vì các kỳ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ bị hoãn (11/11/2022)
Phụ huynh, học sinh hụt hẫng vì thông tin tạm hoãn các kỳ thi IELTS (11/11/2022)
Nghệ An giành Huy chương Vàng bóng chuyền hơi nam nữ tại Hội thao Người giáo viên nhân dân (6/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website