| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 7,254
Tất cả: 99,769,388
 
 
Bản in
'Cuộc chiến' khiêu khích, ép uống trên bàn nhậu
Tin đăng ngày: 25/4/2014 - Xem: 1691
 

Người nước ngoài thường chủ yếu cụng ly cho vui, uống được bao nhiêu thì uống, quan trọng nhất là ngồi hỏi thăm sức khỏe công việc chứ không thách đố như người Việt ta.

Từ lâu, bia rượu trở thành người bạn thân và tồn tại trong tiềm thức của người Việt, nó đi vào đời sống hàng ngày, trở thành thứ đồ uống rẻ tiền và dễ kiếm. Từ tầng lớp bình dân đến giới thượng lưu, từ nông thôn đến thành thị, các quán nhậu mọc lên như nấm.

Những tác hại của rượu không nói thì ai cũng biết. Uống rượu nhiều không những ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn giao thông, trật tự xã hội mà còn là nguyên nhân gây nên tệ nạn, bạo lực gia đình...

Quan niệm 'nam vô tửu như kỳ vô phong' trở thành điều tiên quyết trong lòng nhiều đàn ông Việt. Những ai có 'tửu lượng cao' thường được xem là có tính khí đàn ông và từng trải. Chính những tư tưởng này làm khó khăn trong việc khuyến khích mọi người hạn chế việc lạm dụng bia rượu.

Tôi từng giật mình khi đọc bài viết Người Việt uống 3 tỷ lít bia mỗi năm. Việt Nam được coi là cường quốc tiêu thụ bia nhiều nhất dù kinh tế đất nước còn nghèo. Bên cạnh đó, tôi thấy 'văn hóa bia rượu' của người Việt ta quá khác xa so với người nước ngoài.

Người nước ngoài ít uống rượu hơn người Việt, bạn bè lâu không gặp nhau hoặc có công việc thì ngồi uống vài ly rượu hoặc một lon bia chứ không như người Việt ta. Chúng ta có thể uống bất cứ lúc nào, bất cứ lý do gì, đã vậy trong mỗi bàn nhậu thường phải hết cả két bia hoặc vài chai rượu.

Nhiều người thường hay ngồi túm năm tụm bảy, có khi đến cả mấy mâm, không những vậy, ngồi 'lai rai' cả tiếng đồng hồ, thậm chí cả buổi. Trong khi đó, người nước ngoài chỉ uống với hai hoặc ba người thân thiết trong chốc lát, ăn uống xong đâu đấy rồi đi, lại làm việc bình thường, trong khi người Việt ta uống xong thường nằm say rượu trên giường, có khi cả ngày mới tỉnh.

iStock-000018387326Medium-1771-139772663

Người nước ngoài thường chủ yếu cụng ly cho vui chứ không thách đố, khiêu khích, ép uống như người Việt.

Người nước ngoài thường ăn gì xong mới uống, hoặc vừa ăn vừa uống để hạn chế ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe. Trong khi người Việt uống xong mới ăn, ăn gì thì bị coi là 'đổ bê tông', 'ăn gian'... Việc này làm cho người uống dễ say hơn, dễ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, gan...

Người nước ngoài thường chủ yếu cụng ly cho vui, uống được bao nhiêu thì uống, quan trọng nhất là ngồi hỏi thăm sức khỏe công việc chứ không thách đố, khiêu khích, ép uống như người Việt ta.

Chất lượng rượu cũng là điều đáng nói, rượu ngước ngoài thường được sản xuất công nghiệp. Rượu được lọc bỏ những chất độc hại, trong khi rượu Viêt Nam thường chỉ được làm thủ công, chất lượng rượu cũng không đảm bảo.

Khi bia rượu đã nằm trong tiềm thức của người Việt thì việc ngăn cấm lạm dụng bia rượu là điều không thể. Bởi uống rượu cũng có mặt tốt, nó giúp con người vui vẻ hơn trong cuộc sống, làm mọi người gắn kết với nhau, hiểu nhau hơn, thuận lợi trong công việc.

Có những chuyện chỉ có thể giải quyết trao đổi trên bàn rượu. Tuy nhiên, thiết nghĩ, người Việt chúng ta nên thay đổi thói quen uống rượu của mình, không uống vô tội vạ, biết cầm chừng, tránh lãng phí. Không nên uống rượu lai rai rồi về nằm say rượu cả ngày, ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần bỏ thói quen khiêu khích, ép uống trên bàn nhậu. Có như thế mới tạo ra nét "văn hóa bia rượu' của người Việt không bị méo mó.

 

                                                                                            Tác giả bài viết: Phạm Thái Sơn
                                                                                                Nguồn tin: Báo VnExpress
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin văn hóa:
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI (27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ" (27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào? (27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An (27/1/2023)
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì? (20/1/2023)
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo trong khi các nước châu Á lại là thỏ? (20/1/2023)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 (9/1/2023)
Nghệ An có 6 nghệ sĩ được xướng tên tại lễ vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 (9/1/2023)
Phan Bội Châu với tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đấu tranh cách mạng (26/12/2022)
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Hồ Xuân Hương trên quê hương Nghệ An (28/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website