| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 4,843
Tất cả: 99,766,977
 
 
Bản in
Cử nhân thất nghiệp: đừng đổ lỗi cho ai
Tin đăng ngày: 27/5/2014 - Xem: 1132
 

Câu chuyện sinh viên tốt nghiệp ra trường và thất nghiệp chưa bao giờ hết nóng. Nguyên nhân từ đâu đã có rất nhiều câu trả lời. Câu nào cũng đúng nhưng câu nào cũng thiếu.

Các bạn trẻ tìm việc làm tại YES Center (Thành đoàn TP.HCM) - Ảnh: Quang Phương


Theo tôi, một trong những nguyên nhân quan trọng mang tính quyết định là do một số bạn quá dở nên không tìm được việc làm.

Xưa nay khi bàn về chuyện cử nhân thất nghiệp thì ở tầm vĩ mô, các ý kiến hay đổ lỗi cho đào tạo, cho dự báo nguồn nhân lực, cho... đủ thứ. Nói chung, cứ đổ được cho chỗ nào thì đổ mà quên mất cùng học giống nhau, thụ hưởng cùng chương trình đào tạo như nhau nhưng người có việc người lại thất nghiệp, người rất giỏi và người rất dở.

Đừng cứ chăm chăm đổ lỗi cho đào tạo mà nên xem lại chính bản thân mình để thấy nguyên nhân lớn nhất không thể tìm được công việc là từ đâu.

Không có ngôi trường nào, thầy cô nào dạy hết tất cả những gì cần làm, nên làm sau khi ra trường để có thể tìm được công việc tốt. Ở lớp các bạn chỉ được học kiến thức cơ bản nhất về chuyên ngành nhưng bao nhiêu đó chưa đủ.

Ngoài việc giỏi chuyên môn thì kiến thức về tin học, ngoại ngữ hiện nay là những đòi hỏi hàng đầu và hết sức quan trọng của các nhà tuyển dụng.

Tiếp sau đó là những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống, quản lý công việc và thời gian... tất cả đều rất cần thiết đối với một ứng viên. Nhưng hầu hết tân cử nhân của chúng ta đều không đáp ứng tốt những nhu cầu này và thất nghiệp là một sự thật hiển nhiên.

Phần lớn sinh viên dù đã cầm trên tay tấm bằng đại học, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ loại ưu nhưng không thể soạn một văn bản Word hoàn chỉnh, không thể giao tiếp một vài câu tiếng Anh cơ bản. Khi nộp hồ sơ xin việc các bạn còn không biết cách viết CV, đơn xin việc... Vậy lỗi này do ai?

Sinh viên đã học một cách máy móc để có được tấm bằng hay những chứng chỉ đó, học để “trả bài”, qua loa đối phó, cốt được điểm cao và tốt nghiệp. Vậy lỗi do ai? Do chính bản thân sinh viên chứ không phải do nhà trường hay thầy cô nào cả.

Một điểm yếu khác mà đa số tân cử nhân đều thiếu là kỹ năng mềm. Những kỹ năng này rất khó để dạy và học mà phải do chính bản thân mỗi sinh viên tự rèn luyện mà có được.

Trường đại học là môi trường tốt nhất để sinh viên rèn luyện và trau dồi kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, kỹ năng quản lý công việc... thông qua các hoạt động Đoàn, Hội, công tác tình nguyện... Nhưng thay vì tham gia các hoạt động bổ ích này, sinh viên lại dành thời gian rảnh rỗi cho những cuộc vui chơi vô bổ mà tốn kém.

Bốn năm trên giảng đường, ngoài những kiến thức chuyên ngành mà thầy cô cung cấp, các bạn sinh viên còn có rất nhiều cơ hội tự trau dồi, trang bị thêm cho mình những kỹ năng cần thiết để làm hành trang cho chặng đường dài sau khi tốt nghiệp.

Nhưng hầu hết các bạn đều không tận dụng hết những cơ hội đó, để khi tất cả đã đi qua rồi có hối tiếc thì đã muộn. Ngoài ra, một công việc làm thêm sau giờ học không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập mà còn là cách để các bạn va chạm, học hỏi thêm những kinh nghiệm từ cuộc sống, để khi tốt nghiệp các bạn sẽ thấy mình tự tin hơn, vững vàng hơn trước những thử thách của công việc.

 
                                                                                                               Tác giả bài viết: K.T
                                                                                                               Nguồn tin: Báo Tuổi Trẻ
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin giáo dục:
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT (16/1/2023)
Thông báo kết quả xét tuyển viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố Vinh đợt 1 năm 2022 (13/1/2023)
Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại thành phố Vinh (28/12/2022)
Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự xét tuyển vòng 2 (20/12/2022)
Nghệ An: Hơn 400 giáo viên tham dự Kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh bậc tiểu học (30/11/2022)
Thành phố Vinh và huyện Quỳ Châu giành giải Nhất toàn đoàn Cuộc thi Tìm hiểu di sản văn hóa (24/11/2022)
91 nhà giáo xuất sắc, tiêu biểu ở Nghệ An được khen thưởng (18/11/2022)
Hàng nghìn học sinh ở Nghệ An lo lắng vì các kỳ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ bị hoãn (11/11/2022)
Phụ huynh, học sinh hụt hẫng vì thông tin tạm hoãn các kỳ thi IELTS (11/11/2022)
Nghệ An giành Huy chương Vàng bóng chuyền hơi nam nữ tại Hội thao Người giáo viên nhân dân (6/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website