| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 344
Tất cả: 99,762,478
 
 
Bản in
Khám phá mới về nguồn gốc của mặt trăng
Tin đăng ngày: 24/6/2014 - Xem: 1290
 
Khám phá mới về nguồn gốc của mặt trăng.
Khám phá mới về nguồn gốc của mặt trăng.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đức phát hiện chứng cớ kiểm chứng giả thuyết cho rằng mặt trăng được sinh ra từ vụ va chạm cách đây khoảng 4,5 tỉ năm, giữa trái đất non trẻ với một thiên thể rắn to tương đương sao Hỏa.

Báo cáo nghiên cứu nói trên được công bố trên tuần san Science (Mỹ) số ra ngày 6/6/2014. Tác giả báo cáo là một nhóm nhà khoa học của Đại học Georg-August ở Gottingen (Georg-August-Universität Göttingen, Đức).

Hình ảnh đồ họa về vụ va chạm giữa Theia với Trái Đất non trẻ.

Sau khi phân tích mẫu đất đá mặt trăng do các nhà du hành vũ trụ đáp tàu Apollo 11, 12 và 16 hạ cánh xuống cách đây gần nửa thế kỷ mang về, họ phát hiện thành phần đất đá trên mặt trăng khác với đất đá trên trái đất. Sự thực này chứng tỏ tính đúng đắn của giả thuyết cho rằng trái đất từng bị một hành tinh to bằng sao Hỏa va phải, qua đó hình thành mặt trăng. Cho tới nay vẫn chưa ai biết sau đấy thiên thể bí ẩn được đặt tên là Theia này biến đi đâu mất.

Bao năm nay giới khoa học vẫn chưa thể khẳng định được nguồn gốc của mặt trăng mà chỉ đưa ra các giả định. Lý thuyết cho rằng mặt trăng hình thành bởi vụ va chạm nói trên được gọi là Giả thuyết va chạm lớn (Giant Impact Hypothesis) do Hartmann và Davis (1975), Cameron và Ward (1976) đưa ra, năm 2008 được Edward Belbruno và Richard Gott của Đại học Princeton tính toán vạch ra vị trí va chạm là điểm L4 (Lagrange point at L4).

Kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Đức còn cho thấy, dường như khoảng một nửa vật chất mặt trăng là đến từ thiên thể Theia, khoảng một nửa còn lại thì đến từ trái đất. Điều đó phù hợp với lý thuyết trình bày dưới đây, tức mặt trăng có chứa những vật chất trong thiên thể từng va chạm với trái đất.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu là nhà địa chất Daniel Herwartz nói: “Tôi nghĩ đa số mọi người sẽ tin vào Giả thuyết va chạm lớn. Giờ đây chúng tôi lấp đầy một trong những chỗ trống cuối cùng của việc giải thích học thuyết này. Điều đó sẽ làm cho những người phê phán Giả thuyết va chạm lớn cảm thấy khó chịu”.

Giới khoa học đã biết tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời đều cấu tạo bởi những chất đồng vị đặc hữu khác nhau, vì thế cách tốt nhất để kiểm chứng Giả thuyết va chạm lớn là so sánh tỉ lệ các chất đồng vị của ôxi, titan, silic và của các nguyên tố khác có trên trái đất và mặt trăng.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy những tỉ lệ đó trong toàn bộ các hành tinh của hệ mặt trời thì khác nhau, nhưng trong mặt trăng và trái đất thì các tỷ lệ đó lại rất giống nhau. Điều này trái ngược với mô hình lý luận của Giả thuyết va chạm lớn - lý luận này cho rằng mặt trăng chủ yếu được cấu tạo bởi vật chất của hành tinh Theia, vì thế dự kiến thành phần của nó sẽ phải khác với trái đất.

Các nhà khoa học Đức đã dùng những biện pháp chính xác hơn để so sánh sự khác biệt về tỉ lệ chất đồng vị của các nguyên tố trong mẫu đất đá mặt trăng với mẫu đất đá trái đất.

Đầu tiên họ sử dụng mẫu các thiên thạch rơi từ mặt trăng xuống trái đất, nhưng do các mẫu đó ở lâu ngoài trời, chịu mưa nắng, xảy ra sự trao đổi chất đồng vị với nước trên trái đất làm cho kết quả nghiên cứu thiếu chính xác. Vì thế họ đã sử dụng mẫu đất đá mặt trăng mới hơn, do ba tàu vũ trụ Apollo 11, 12 và 16 lấy từ ba địa điểm khác nhau trên mặt trăng đem về. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chất đồng vị 17O và 16O (tức Oxygen-17 và Oxygen-16) trong mẫu đất đá mặt trăng cao hơn mẫu đất đá trái đất.

Herwartz nói: “Khác biệt rất nhỏ và cũng rất khó phát hiện, nhưng chúng đích thực tồn tại. Điều đó có nghĩa là: thứ nhất, hiện nay chúng ta có thể tương đối khẳng định đúng là từng xảy ra sự va chạm lớn [giữa Theia với Trái Đất]; thứ hai, chúng ta có được sự hiểu biết đại thể về tình trạng địa chất-hóa học của Theia.”

Mục tiêu tiếp theo của nhóm nghiên cứu là phát hiện Mặt Trăng chứa bao nhiêu vật chất của thiên thể Theia. Qua nghiên cứu phần lớn các mẫu đất đá Mặt Trăng, người ta ước tính nó chứa khoảng 70-90% vật chất của Theia; nhưng một số mẫu lại cho kết quả chỉ 8%. Herwartz nói các số liệu mới đây cho thấy có lẽ tỷ lệ là 50/50, song điều đó cần được kiểm chứng trong các nghiên cứu tiếp theo.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Khoa học - Công nghệ:
Bộ TTTT đặt mục tiêu tắt toàn bộ sóng 2G muộn nhất vào tháng 9/2024 để dọn đường cho 5G. (21/12/2022)
6G - Thế hệ di động mới cho chuyển đổi số (28/11/2022)
Những sai lầm phổ biến khi chuyển từ lái xe số sàn sang số tự động (28/11/2022)
Đầu số 156 tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, có dấu hiệu lừa đảo (10/11/2022)
Những điểm mới về định danh điện tử có hiệu lực từ ngày 20/10 (21/10/2022)
CHUYỂN ĐỔI SỐ KHÁC GÌ TIN HỌC HÓA (10/10/2022)
Nghệ An: Xử phạt trang tin điện tử 50 triệu đồng và đề nghị dừng hoạt động với 3 trang thông tin điện tử (23/9/2022)
Những thông tin trên mạng có nội dung vu khống, bịa đặt sẽ bị xoá bỏ từ ngày 1/10 (15/9/2022)
Chuyển đổi số sẽ làm một số nghề biến mất hoặc xuất hiện (10/8/2022)
CHUYỂN ĐỔI SỐ: Chuyển đổi số đem lại lợi ích gì cho người dân? (26/7/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website