Như vậy, mức tăng lương trung bình so với năm nay là 15,1%. Mức tăng trên cũng là phương án gần với đề xuất mới nhất vừa được nhiều cơ quan chức năng đưa ra sáng nay. Theo đó, Tổng Liên đoàn lao động VN đã giảm mức đề xuất tăng lương năm 2015 từ 3,5 triệu đồng/tháng xuống 3,2 triệu. Phòng Thương mại Công nghiệp VN (VCCI) cũng điều chỉnh mức đề xuất từ 3 triệu đồng/tháng lên 3,1 triệu. Phương án tăng lương tối thiểu lên 3,1 triệu đồng/tháng tại vùng 1 đã nhận được 63% số phiếu đồng thuận và trở thành phương án tăng lương tối thiểu năm 2015 mà Hội đồng tiền lương quốc gia trình Chính phủ phê duyệt. Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu: Lương tối thiểu là tiền lương do chính phủ quy định, người sử dụng không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu quy định. Có hai loại lương tối thiểu là lương tối thiểu chung (Hiện nay đang là 1.150.000) và lương tối thiểu vùng (có 4 vùng trong cả nước).
Trước đó, cuộc họp của Hội đồng ngày 31/7 đã không đi tới kết quả cuối cùng do đề xuất của đại diện 3 bên vênh nhau khá lớn.
Tại cuộc họp này, đại diện VCCI đã đưa ra đề xuất mức lương tối thiểu năm 2015 cho vùng 1 là 3 triệu đồng, tăng 11% so với mức lương tối thiểu hiện tại. Trong khi đó, Bộ LĐ-TB-XH đưa ra mức 3,05 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 14%. Cao nhất là phương án của Tổng Liên đoàn Lao động VN với 3,4 triệu đồng; tăng gần 26%.
Lương tối thiểu chung = Lương cơ bản trong cơ quan HCSN ( tức là áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách Nhà nước ).
Lương tối thiểu chung < Lương tối thiểu =< Lương cơ bản trong đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Lương cơ bản do người sử dụng lao động đặt ra, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương thực lĩnh của người lao động trong chính doanh nghiệp đó.
Trong doanh nghiệp thực tế thì lương cơ bản là lương để đóng bảo hiểm, không tính các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Lương cơ bản không được thấp hơn lương tối thiểu, và đối với lao động đã qua học nghề thì phải được cộng thêm 7% lương tối thiểu nữa.