| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 21,529
Tất cả: 101,859,724
 
 
Bản in
Bất cập trong quy hoạch chợ, trung tâm thương mại
Tin đăng ngày: 10/9/2014 - Xem: 1127
 
Ngoài phát triển kinh tế, chợ truyền thống còn là nơi giao lưu văn hóa và bảo tồn bản sắc dân tộc. Trong khi ở miền núi tình trạng một số chợ đầu tư xong không khai thác hiệu quả thì ở miền xuôi, việc phát triển các trung tâm thương mại, các siêu thị trong thời gian gần đây đã dẫn đến những lãng phí trong đầu tư.
 
Dạo quanh một vòng ở siêu thị Big C, Metro… ở Thành phố Vinh vào ngày thường, hàng quần áo, điện lạnh, gia dụng chất ngồn ngộn, nhưng người mua khá thưa thớt. Tại một số trung tâm thương mại ở Thanh Chương, Diễn Châu… không những vắng khách mà quầy, ốt còn đóng cửa. Nhưng tại một số vị trí như: ở sau siêu thị Big C, trong tầng 1 của Tòa nhà Dầu khí, gần cầu Kênh Bắc, các xe hàng rong bán các mặt hàng quần áo vẫn thu hút khá đông khách hàng đến mua, nhất là giới trẻ. Đáp án ở đây chính là: giá cả. Giá rẻ, hợp mốt, phù hợp với nhiều người tiêu dùng sẽ vẫn bán được. Trong khi đó, một quầy hàng ở chợ Vinh có giá khoảng 5 - 6 tỷ đồng, có quầy 8 - 9 tỷ đồng, thì giá cả ở đó chắc chắn không thể cạnh trạnh với mặt hàng cùng loại mà người bán không chịu phí mặt bằng. Trong vai người cần quầy bán hàng, chúng tôi hỏi giá quầy ở chợ Vinh và được chị Hà - một tiểu thương cho hay, nếu muốn có vị trí đẹp phải tiền tỷ. Nếu muốn thuê lại để bán, thì giá thuê 800 ngàn đồng - 2 triệu đồng/tháng. 
 
Đến nay, trên địa bàn TP Vinh có 25 chợ, trong đó 2 chợ hạng 1 (chợ Vinh và chợ Ga), còn lại 14 chợ hạng 3 và 6 chợ tạm. Cùng với mạng lưới chợ, trên địa bàn đã có siêu thị Big C gắn với tổ hợp thương mại, nhà ở và cho thuê văn phòng Vicentra tại ngã tư chợ Vinh; siêu thị Metro, siêu thị Intimex 1 tại  phường Trung Đô, siêu thị Intimex 2 tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Maximax tại đường Nguyễn Thái Học… Việc quy hoạch, hình thành và phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị trong những năm qua đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân theo hướng văn minh, hiện đại; phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đô thị. Tuy nhiên, các nhà quản lý cần thấy là các siêu thị đã quá nhiều, chưa kể hàng chục trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố đã được cấp phép, nhưng chưa đầu tư xây dựng. Năm 2013, thành phố tiếp tục rà soát, bổ sung và đưa vào Đề án Quy hoạch tổng thể mạng lưới phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến 2020 đối với chợ và trung tâm thương mại. Theo đó, thành phố tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng hệ thống các trung tâm thương mại và siêu thị đã được phê duyệt theo quy hoạch: Trung tâm thương mại ngã tư chợ Vinh, Trung tâm thương mại phường Hưng Phúc, Trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống tại chợ Quán Lau, Trung tâm thương mại ngã tư Ga, hệ thống các siêu thị gắn với quy hoạch các dự án khu đô thị mới trên địa bàn thành phố. 
 
Như ở Diễn Châu cũng có tới 11 siêu thị. Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu đã đầu tư khu khách sạn, trung tâm thương mại cùng chợ tạm để thay thế chợ Phủ Diễn trước đây. Trong quy hoạch, đơn vị này sẽ dành ra 2.000m2 đất để đầu tư xây dựng chợ Xanh, nhưng không hiểu sao, cuối cùng chỉ còn 1000m2, vì vậy, chỉ đủ bố trí cho một số quầy thực phẩm. Anh  Lê Quang Cảnh - một tiểu thương ở chợ cho biết: Chợ này để thay thế cho chợ Phủ Diễn trước, song khi xây dựng, phần dành cho chợ Xanh quá ít, chỉ đủ cho một số hộ kinh doanh thực phẩm ngồi, trong khi đó, bà con chợ Sò (chợ tạm) lại không chịu vào chợ do sợ không bán được hàng, nên họ vẫn ngồi bán ngoài đường. Trong khi chợ đang thừa, Diễn Thành lại xây thêm 1 chợ Phủ Diễn nữa, thế là tiểu thương về kinh doanh ở đó hết, để lại chợ này vắng như “chùa bà đanh”. Đã vào chợ, ai cũng mong chợ bán đủ các loại hàng, song do quy hoạch chợ này không hợp lý, nên người mua cũng không muốn vào, hậu quả là chúng tôi kinh doanh ngày càng thua lỗ”.
 
Trung tâm thương mại Thanh Chương  vẫn chưa đi vào hoạt động.
Trung tâm thương mại Thanh Chương vẫn chưa đi vào hoạt động.
 
Tìm hiểu được biết, ngày 28/11/2008, UBND tỉnh có Thông báo số 378/TB-UBND giao cho UBND huyện Diễn Châu xây dựng lại chợ Phủ Diễn (thay cho chợ Phủ Diễn cũ, Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu đã đầu tư trung tâm thương mại). Ngày 23/9/2010, Huyện ủy Diễn Châu có Thông báo kết luận số 18-TB/HU, chủ trương đồng ý cho xây dựng chợ trung tâm Phủ Diễn tại xã Diễn Thành. Ngày 9/10/2013, huyện Diễn Châu tiến hành nghiệm thu, đưa chợ trung tâm huyện tại Diễn Thành vào hoạt động. Gọi chợ trung tâm huyện thay thế cho chợ Phủ Diễn trước đây, nhưng do nằm trên địa bàn xã Diễn Thành, nên chủ yếu là tiểu thương xã Diễn Thành kinh doanh. Tiểu thương của thị trấn chống đối quyết liệt và yêu cầu thị trấn cũng phải có chợ. Ngày 5/12/3013, UBND huyện Diễn Châu trả lời kết quả xử lý đơn thư của công dân về đề nghị thị trấn phải có chợ. Theo đó, UBND huyện giao: UBND thị trấn soát xét quỹ đất, khảo sát vị trí và lập hồ sơ, thủ tục trình các cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật. Vậy là, không chỉ thêm một trung tâm thương mại ra đời thay cho chợ Phủ Diễn cũ (hiện nay đang vắng vẻ), thì Diễn Châu lại đang có xu hướng phải xây thêm chợ thị trấn, dù đã có chợ chợ Phủ Diễn mới. 
 
 
Theo Sở Công thương, trên địa bàn tỉnh có 39 siêu thị, gồm 20 siêu thị chuyên doanh và 19 siêu thị tổng hợp đang hoạt động, chiếm khoảng 5,92% tổng số siêu thị của cả nước. Đánh giá theo tiêu chí diện tích về phân hạng siêu thị, chỉ có 11 siêu thị đảm bảo các tiêu chuẩn. Tính trung bình có 1,95 siêu thị/huyện, thành, thị, trong đó chủ yếu tập trung ở TP. Vinh với 16 siêu thị (chiếm 41,02%) và huyện Diễn Châu có 11 siêu thị (chiếm 28,20%). Diện tích kinh doanh bình quân của siêu thị là 2.254m2, thấp hơn so với diện tích kinh doanh bình quân của siêu thị trên địa bàn cả nước (4.266m2). Các trung tâm thương mại lại na ná nhau, cạnh tranh nhau khá khốc liệt, làm cho các cửa hàng, các chợ, hàng hóa lưu thông khó khăn. Các siêu thị mi-ni cũng chưa tỏ rõ được lợi thế thương mại của mình, ví như ở TP. Vinh: siêu thị kinh doanh hàng điện thoại không cạnh tranh được về chất lượng với các cửa hàng ở các phố, hàng hóa chủ yếu bình dân, khâu bảo hành, chăm sóc khách hàng chưa tốt, nên người dân vẫn tìm mua ở các cửa hàng có thâm niên kinh doanh trên các phố: Minh Khai, Lê Hồng Phong… Trung tâm điện tử, điện lạnh thì gặp cảnh mua cao, bán thấp, hàng nhanh lỗi mốt. Bà Trần Thị Thu Hà - Trưởng phòng Quản lý thương mại - Sở Công Thương cho biết: “Trên địa bàn tỉnh chỉ có 4 trung tâm thương mại là Quỳnh Lưu, Nậm Cắn, Dinh, Phủ Diễn và Vicentra. Các trung tâm thương mại đang hướng đến kinh doanh theo hướng hiện đại. Siêu thị cũng không quá nhiều. Quan trọng là chấn chỉnh chất lượng, giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các siêu thị”.
 
Mặc dù nhận định của Sở Công Thương là vậy, nhưng thực tế cho thấy Siêu thị, Trung tâm thương mại nhiều nhưng lại thiếu. Tỉnh ta đang thiếu những trung tâm thương mại lớn, có đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp người dân; đồng thời cần quan tâm chất lượng, chủng loại hàng hóa, giá cả... Một số siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh hoạt động chưa phát huy hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội; quy hoạch các chợ, siêu thị trên khu vực dân cư chưa hợp lý, chưa mang lại tiện ích thực sự và tiết kiệm thời gian mua sắm cho người tiêu dùng. Mô hình tổ chức hoạt động của các siêu thị chủ yếu do doanh nghiệp tự tổ chức, các siêu thị hoạt động đơn lẻ, rời rạc, thiếu sự kết hợp, liên kết với nhau và với các nhà cung ứng… để tạo ra chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Công tác quản lý quy hoạch chưa được quan tâm, chủ yếu các hộ cá nhân, doanh nghiệp tự phát xây dựng hoặc cải tạo lại từ các cửa hàng, nhà ở trên các địa điểm kinh doanh hiện có. 
 
Giữa hai loại hình chợ truyền thống và trung tâm thương mại, thì việc cân đối ra sao, quy hoạch, bố trí thế nào để cân bằng nhu cầu trao đổi hàng hóa hiện đại và phát triển chợ truyền thống là vấn đề đang đặt ra đối với các nhà quản lý ở nhiều địa phương.
 
(Baonghean) 
 
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Kinh tế:
Phường Cửa Nam (TP. Vinh): Huy động sức dân làm đẹp cho những tuyến đường (20/1/2023)
Nghệ An: Lao động tự do gồng mình kiếm thu nhập ngày cận tết (15/1/2023)
Giá xăng hôm nay có thể giảm (11/1/2023)
Nghệ An: Đào dáng rồng được chào giá cho thuê hàng trăm triệu đồng (10/1/2023)
Nghệ An: Đào dáng rồng được chào giá cho thuê hàng trăm triệu đồng (10/1/2023)
Đề xuất xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đoạn Hà Nội - Vinh trong giai đoạn 2021 - 2030 (8/1/2023)
Nghệ An: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Quý Mão (2/1/2023)
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt 21.152 tỷ đồng (26/12/2022)
Nghệ An kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT cho phép tổ chức một số chuyến bay charter đến Cảng hàng không quốc tế Vinh (21/12/2022)
Thủ tướng chỉ đạo các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, an toàn, hiệu quả (14/12/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website