Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phân tích, đánh giá rõ hiện trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động chung của EVN, cũng như cụ thể từng khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về triển khai xây dựng đề án nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của EVN.
EVN cần đánh giá hiệu quả quản lý lao động
Theo Phó Thủ tướng, Bộ Công Thương cần chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp, biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động, giảm giá thành đã thực hiện, để hoàn chỉnh xây dựng Đề án "Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của EVN giai đoạn 2016 - 2020" với các giải pháp, biện pháp toàn diện và cụ thể hơn, phù hợp với tiến trình tái cơ cấu ngành điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2015.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu nội dung xây dựng Đề án cần xem xét đồng bộ với các chương trình, kế hoạch và đề án lớn khác đang được triển khai xây dựng. Bao gồm, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của EVN giai đoạn 2016 - 2020; Bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Tái cơ cấu ngành điện gắn với lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013.
|
Ảnh minh hoạ | Trên cơ sở đề cương Đề án đã đề ra, Phó Thủ tướng yêu cầu EVN phân tích, đánh giá rõ hiện trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động chung của EVN, cũng như cụ thể từng khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện. Lựa chọn mô hình tham chiếu quốc tế cụ thể đến năm 2020, lưu ý mô hình tham chiếu có chỉ số hoạt động hiệu quả, năng suất lao động cao và có phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức tương tự.
Đồng thời xác định rõ các mục tiêu về hiệu quả hoạt động và năng suất lao động cụ thể đối với từng khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối và bán lẻ điện đến năm 2020 và phân tích tổng hợp mục tiêu chung của Tập đoàn. Xác định các giải pháp tổng thể sẽ thực hiện để đạt mục tiêu đề ra cũng như các giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện cho từng giai đoạn cụ thể.
Đẩy nhanh tiến độ Trung tâm Điện lực Duyên Hải
Cũng liên quan đến EVN, văn phòng Chính phủ vừa qua đã thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án lớn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Theo đánh giá của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trung tâm Điện lực Duyên Hải có 4 dự án với tổng công suất trên 4.200 MW, tổ máy đầu tiên của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 sẽ đưa vào vận hành thử từ cuối năm 2014 và sẽ hoàn thành toàn bộ các dự án vào năm 2020, khi đó sản lượng điện hàng năm cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 30 tỷ kWh. Trung tâm có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho khu vực miền Nam giai đoạn 2015 - 2020 và sau năm 2020.
Đối với Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu đến cuối năm 2015, giai đoạn 1 của Dự án hoàn thành sẽ thúc đẩy giao lưu hàng hóa của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với các khu vực trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực. Dự kiến đến năm 2020, lượng hàng hóa vận chuyển qua luồng tàu này có thể lên đến trên 30 triệu tấn/năm (hàng rời, hàng container và than cho các nhà máy điện trong Trung tâm Điện lực Long Phú và Sông Hậu).
Dự án cảng trung chuyển than đồng bằng sông Cửu Long cũng rất quan trọng, bảo đảm cung cấp đủ than cho các Trung tâm Điện lực Duyên Hải, Long Phú và Sông Hậu với tổng lượng than thông qua vào năm 2030 khoảng 35 – 40 triệu tấn/năm.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, các dự án đầu tư xây dựng luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, Trung tâm Điện lực Duyên Hải và Cảng trung chuyển cung cấp than cho các trung tâm nhiệt điện khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều hết sức quan trọng.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; các Tập đoàn, doanh nghiệp, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu cần hết sức cố gắng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng giao Bộ giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, các gói thầu. Đối với công trình đê Nam của Cảng biển Trung tâm Điện lực Duyên Hải xây dựng phương án, đề xuất các giải pháp thi công, như tập kết vật liệu trong mùa gió chướng, phân chia thành nhiều đoạn thi công đồng thời, tập trung hoàn thiện trước một bên, huy động tối đa các phương tiện, tàu thuyền,...để chậm nhất đến tháng 7/2015 có thể hoàn thành toàn bộ chiều dài đê.
Đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí đủ nguồn vốn cho các gói thầu quan trọng để bảo đảm, hoàn thành, thông luồng kỹ thuật của Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu vào cuối năm 2015.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ giao thông vận tải vào làm việc với UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long để chỉ đạo các đơn vị liên quan có các phương án tập trung khai thác đủ nguồn cát để đảm bảo tiến độ thi công các công trình trọng điểm của các dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 11 tới.
Yến Nhi -Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phân tích, đánh giá rõ hiện trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động chung của EVN, cũng như cụ thể từng khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về triển khai xây dựng đề án nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của EVN.
EVN cần đánh giá hiệu quả quản lý lao động
Theo Phó Thủ tướng, Bộ Công Thương cần chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp, biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động, giảm giá thành đã thực hiện, để hoàn chỉnh xây dựng Đề án "Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của EVN giai đoạn 2016 - 2020" với các giải pháp, biện pháp toàn diện và cụ thể hơn, phù hợp với tiến trình tái cơ cấu ngành điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2015.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu nội dung xây dựng Đề án cần xem xét đồng bộ với các chương trình, kế hoạch và đề án lớn khác đang được triển khai xây dựng. Bao gồm, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của EVN giai đoạn 2016 - 2020; Bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; Tái cơ cấu ngành điện gắn với lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013.
|
Ảnh minh hoạ | Trên cơ sở đề cương Đề án đã đề ra, Phó Thủ tướng yêu cầu EVN phân tích, đánh giá rõ hiện trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động chung của EVN, cũng như cụ thể từng khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện. Lựa chọn mô hình tham chiếu quốc tế cụ thể đến năm 2020, lưu ý mô hình tham chiếu có chỉ số hoạt động hiệu quả, năng suất lao động cao và có phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức tương tự.
Đồng thời xác định rõ các mục tiêu về hiệu quả hoạt động và năng suất lao động cụ thể đối với từng khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối và bán lẻ điện đến năm 2020 và phân tích tổng hợp mục tiêu chung của Tập đoàn. Xác định các giải pháp tổng thể sẽ thực hiện để đạt mục tiêu đề ra cũng như các giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện cho từng giai đoạn cụ thể.
Đẩy nhanh tiến độ Trung tâm Điện lực Duyên Hải
Cũng liên quan đến EVN, văn phòng Chính phủ vừa qua đã thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án lớn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Theo đánh giá của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trung tâm Điện lực Duyên Hải có 4 dự án với tổng công suất trên 4.200 MW, tổ máy đầu tiên của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 sẽ đưa vào vận hành thử từ cuối năm 2014 và sẽ hoàn thành toàn bộ các dự án vào năm 2020, khi đó sản lượng điện hàng năm cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 30 tỷ kWh. Trung tâm có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho khu vực miền Nam giai đoạn 2015 - 2020 và sau năm 2020.
Đối với Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu đến cuối năm 2015, giai đoạn 1 của Dự án hoàn thành sẽ thúc đẩy giao lưu hàng hóa của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với các khu vực trong nước và quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực. Dự kiến đến năm 2020, lượng hàng hóa vận chuyển qua luồng tàu này có thể lên đến trên 30 triệu tấn/năm (hàng rời, hàng container và than cho các nhà máy điện trong Trung tâm Điện lực Long Phú và Sông Hậu).
Dự án cảng trung chuyển than đồng bằng sông Cửu Long cũng rất quan trọng, bảo đảm cung cấp đủ than cho các Trung tâm Điện lực Duyên Hải, Long Phú và Sông Hậu với tổng lượng than thông qua vào năm 2030 khoảng 35 – 40 triệu tấn/năm.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, các dự án đầu tư xây dựng luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu, Trung tâm Điện lực Duyên Hải và Cảng trung chuyển cung cấp than cho các trung tâm nhiệt điện khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều hết sức quan trọng.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; các Tập đoàn, doanh nghiệp, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu cần hết sức cố gắng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng giao Bộ giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, các gói thầu. Đối với công trình đê Nam của Cảng biển Trung tâm Điện lực Duyên Hải xây dựng phương án, đề xuất các giải pháp thi công, như tập kết vật liệu trong mùa gió chướng, phân chia thành nhiều đoạn thi công đồng thời, tập trung hoàn thiện trước một bên, huy động tối đa các phương tiện, tàu thuyền,...để chậm nhất đến tháng 7/2015 có thể hoàn thành toàn bộ chiều dài đê.
Đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí đủ nguồn vốn cho các gói thầu quan trọng để bảo đảm, hoàn thành, thông luồng kỹ thuật của Dự án luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu vào cuối năm 2015.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ giao thông vận tải vào làm việc với UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long để chỉ đạo các đơn vị liên quan có các phương án tập trung khai thác đủ nguồn cát để đảm bảo tiến độ thi công các công trình trọng điểm của các dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 11 tới.
Yến Nhi - VN MEDIA |