Trong bối cảnh thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN giảm về 0% vào năm 2018, các nhà sản xuất ô tô trong nước đồng loạt kiến nghị giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô và điều chỉnh cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt để có thể duy trì phát triển sản xuất…
* Toyota sắp ra quyết định "sống còn" tại Việt Nam * Toàn cảnh thuế, phí ô tô, xe máy năm 2015 * Công bố lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô
Giảm thuế để cạnh tranh với xe nhập khẩu
Tại buổi tọa đàm “Đối thoại chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đã kiến nghị các biện pháp ưu đãi với sản xuất trong nước để cạnh tranh với xe nhập khẩu khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc giảm về 0% vào năm 2018.
Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), thị trường ô tô Việt Nam thời gian qua là thị trường CKD (lắp ráp trong nước), doanh nghiệp nào làm tốt CKD và có hệ thống phân phối tốt thì đang chiếm lĩnh thị trường.
Trong trường hợp Thaco, công ty mới tham gia vào ngành công nghiệp ô tô từ năm 2004 tới nay với chiến lược bắt đầu bằng sản xuất xe tải, xe bus tới xe con, làm từ thấp tới cao, xe con từ Kia của Hàn Quốc đến Mazda của Nhật Bản và mới đây là Peugeot của Pháp. Cho tới nay, 90% xe ô tô do Thaco phân phối là xe CKD, trong đó xe tải chiếm hơn 40% thị phần, xe bus khoảng 60% thị phần và đặc biệt xe con mới tham gia từ năm 2008 tới nay nhưng đã đạt trên 30% thị phần trong nước.
Ông Dương cho biết, theo tính toán của Thaco, khi thuế nhập khẩu về 0% năm 2018, giá xe nhập khẩu sẽ giảm, Thaco phải giảm khoảng 15-20% chi phí từ sản xuất, phân phối so với hiện nay mới có thể tồn tại. Ông Dương kiến nghị, để duy trì và phát triển sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, cần giảm thuế nhập khẩu linh kiện và thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
|
Sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam | Cụ thể, theo ông Dương, việc tính thuế TTĐB theo giá CIF cho xe nhập khẩu và giá xuất xưởng cho xe lắp ráp hiện nay vẫn còn lỗ hổng, khi giá xe xuất xưởng đã bao gồm các chi phí liên quan đến sản xuất lắp ráp, lợi nhuận của nhà sản xuất, còn xe nhập là giá CIF, chưa có phí marketing, lợi nhuận của nhà nhập khẩu…Vì thế, ông Dương đề xuất tính thuế TTĐB theo giá bán buôn của nhà nhập khẩu để hạn chế gian lận thương mại.
Đồng tình với kiến nghị của ông Dương, ông Hồ Mạnh Tuấn, Phó tổng giám đốc thứ nhất Công ty Honda Việt Nam, cho biết đến 2018 thuế nhập khẩu nguyên chiếc và linh kiện ô tô từ ASEAN về 0% nhưng theo chiến lược, chúng ta ưu tiên phát triển những dòng xe nhỏ tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên để phát triển những dòng xe này, các doanh nghiệp phải nhập khẩu linh kiện ở nhiều khu vực ngoài ASEAN (hiện nay lên tới 30%) nên để có thể cạnh tranh với xe nhập khẩu, ông Tuấn đề nghị giảm thuế nhập khẩu linh kiện để sản xuất loại xe này.
Cũng theo ông Tuấn, cần xây dựng cách tính thuế TTĐB có lợi cho phát triển công nghiệp ô tô vì WTO chỉ quan tâm tới sự đồng nhất về thuế suất giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp mà không quan tâm tới cách tính thuế. Cụ thể, nếu tính thuế TTĐB theo giá CIF của bộ linh kiện, doanh nghiệp nào nội địa hóa càng nhiều thì giá trị thuế TTĐB cả xe giảm và điều đó có lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy nội địa hóa cũng như cả ngành công nghiệp ô tô. Ông Tuấn nhấn mạnh, các chính sách ưu đãi phải phù hợp với thực tế, tránh tình trạng doanh nghiệp ‘chết’ trước khi được hưởng ưu đãi…
Về phần mình, ông Maruta, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, nhấn mạnh những chính sách ưu đãi với công nghiệp ô tô là rất quan trọng để thị trường có thể đạt quy mô như mong muốn, đặc biệt khi các doanh nghiệp gặp khó khăn do thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN về 0% vào năm 2018. Ông Maruta tiếp tục khẳng định các thành viên VAMA muốn duy trì sản xuất tại Việt Nam.
Trái ngược với các ý kiến trên, ông Nguyễn Văn Dũng, đại diện cho nhà nhập khẩu xe Audi tại Việt Nam, việc tính thuế TTĐB theo giá CIF cho xe nhập khẩu hiện nay là công bằng, nếu tính thuế TTĐB cho xe lắp ráp theo giá CIF bộ linh kiện thì phải tính theo giá xuất xưởng tại nước xuất khẩu sang Việt Nam mới công bằng.
Ông Dũng cho rằng trong suốt 20 năm qua, các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi rất nhiều về thuế, về đất…và chỉ cam kết nhưng không thực hiện được cam kết của mình. Ông Dũng đặt câu hỏi “liệu có đặt vấn đề đòi lại ưu đãi khi các doanh nghiệp không thực hiện cam kết nội địa hóa hay không ? ”.
Loay hoay tìm ưu đãi cụ thể
Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho biết, sẽ khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất 3 dòng xe ưu tiên phát triển có công suất tối thiểu 100.000 chiếc/năm, theo định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 7/2014.
|
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại tọa đàm. ảnh Báo Công Thương | Tuy nhiên, ông Trần Bá Dương bày lo lắng về việc chiến lược và quy hoạch được Chính phủ ban hành từ tháng 7/2014 nhưng gần 1 năm sau vẫn chưa có hướng dẫn triển khai cụ thể nào, trong khi thời gian đến 2018 đang cận kề. Ông Dương nhấn mạnh, nếu kinh tế của chúng ta ổn định, đồng thời ưu đãi cho các dự án đặc biệt, sản xuất số lượng lớn như trên thì vẫn có tính khả thi.
Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội cơ khí Việt Nam, đồng tình với các chính sách ưu đãi mạnh mẽ cho phát triển công nghiệp ô tô nhưng cần tập trung cho các dự án lớn, cho một số doanh nghiệp chứ không phải cho tất cả các doanh nghiệp. “Câu chuyện ô tô không phải là câu chuyện toàn dân làm ô tô”- ông Long nói.
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, việc các bộ ngành chưa có văn bản chi tiết hướng dẫn triển khai chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô là do cần thời gian nghiên cứu cẩn trọng, đảm bảo chính sách ban hành hiệu quả, có tính khả thi cao. Theo ông Tuấn Anh, hiện Bộ Công Thương đã hoàn thiện dự thảo lần 2 Nghị định hướng dẫn để trình lên Chính phủ ban hành.
“Rút kinh nghiệm từ việc phát triển công nghiệp ô tô, chúng tôi thấy rằng ưu đãi chung chưa đủ thúc đẩy phát triển, đầu tư. Vì vậy cần đối tác chiến lược có quy mô, năng lực tài chính, công nghệ, thị trường để phát triển nền công nghiệp ô tô theo đúng chiến lược. ”- Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Hữu Thọ-Trong bối cảnh thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN giảm về 0% vào năm 2018, các nhà sản xuất ô tô trong nước đồng loạt kiến nghị giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô và điều chỉnh cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt để có thể duy trì phát triển sản xuất…
* Toyota sắp ra quyết định "sống còn" tại Việt Nam * Toàn cảnh thuế, phí ô tô, xe máy năm 2015 * Công bố lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô
Giảm thuế để cạnh tranh với xe nhập khẩu
Tại buổi tọa đàm “Đối thoại chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đã kiến nghị các biện pháp ưu đãi với sản xuất trong nước để cạnh tranh với xe nhập khẩu khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc giảm về 0% vào năm 2018.
Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), thị trường ô tô Việt Nam thời gian qua là thị trường CKD (lắp ráp trong nước), doanh nghiệp nào làm tốt CKD và có hệ thống phân phối tốt thì đang chiếm lĩnh thị trường.
Trong trường hợp Thaco, công ty mới tham gia vào ngành công nghiệp ô tô từ năm 2004 tới nay với chiến lược bắt đầu bằng sản xuất xe tải, xe bus tới xe con, làm từ thấp tới cao, xe con từ Kia của Hàn Quốc đến Mazda của Nhật Bản và mới đây là Peugeot của Pháp. Cho tới nay, 90% xe ô tô do Thaco phân phối là xe CKD, trong đó xe tải chiếm hơn 40% thị phần, xe bus khoảng 60% thị phần và đặc biệt xe con mới tham gia từ năm 2008 tới nay nhưng đã đạt trên 30% thị phần trong nước.
Ông Dương cho biết, theo tính toán của Thaco, khi thuế nhập khẩu về 0% năm 2018, giá xe nhập khẩu sẽ giảm, Thaco phải giảm khoảng 15-20% chi phí từ sản xuất, phân phối so với hiện nay mới có thể tồn tại. Ông Dương kiến nghị, để duy trì và phát triển sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, cần giảm thuế nhập khẩu linh kiện và thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
|
Sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam | Cụ thể, theo ông Dương, việc tính thuế TTĐB theo giá CIF cho xe nhập khẩu và giá xuất xưởng cho xe lắp ráp hiện nay vẫn còn lỗ hổng, khi giá xe xuất xưởng đã bao gồm các chi phí liên quan đến sản xuất lắp ráp, lợi nhuận của nhà sản xuất, còn xe nhập là giá CIF, chưa có phí marketing, lợi nhuận của nhà nhập khẩu…Vì thế, ông Dương đề xuất tính thuế TTĐB theo giá bán buôn của nhà nhập khẩu để hạn chế gian lận thương mại.
Đồng tình với kiến nghị của ông Dương, ông Hồ Mạnh Tuấn, Phó tổng giám đốc thứ nhất Công ty Honda Việt Nam, cho biết đến 2018 thuế nhập khẩu nguyên chiếc và linh kiện ô tô từ ASEAN về 0% nhưng theo chiến lược, chúng ta ưu tiên phát triển những dòng xe nhỏ tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên để phát triển những dòng xe này, các doanh nghiệp phải nhập khẩu linh kiện ở nhiều khu vực ngoài ASEAN (hiện nay lên tới 30%) nên để có thể cạnh tranh với xe nhập khẩu, ông Tuấn đề nghị giảm thuế nhập khẩu linh kiện để sản xuất loại xe này.
Cũng theo ông Tuấn, cần xây dựng cách tính thuế TTĐB có lợi cho phát triển công nghiệp ô tô vì WTO chỉ quan tâm tới sự đồng nhất về thuế suất giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp mà không quan tâm tới cách tính thuế. Cụ thể, nếu tính thuế TTĐB theo giá CIF của bộ linh kiện, doanh nghiệp nào nội địa hóa càng nhiều thì giá trị thuế TTĐB cả xe giảm và điều đó có lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy nội địa hóa cũng như cả ngành công nghiệp ô tô. Ông Tuấn nhấn mạnh, các chính sách ưu đãi phải phù hợp với thực tế, tránh tình trạng doanh nghiệp ‘chết’ trước khi được hưởng ưu đãi…
Về phần mình, ông Maruta, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, nhấn mạnh những chính sách ưu đãi với công nghiệp ô tô là rất quan trọng để thị trường có thể đạt quy mô như mong muốn, đặc biệt khi các doanh nghiệp gặp khó khăn do thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN về 0% vào năm 2018. Ông Maruta tiếp tục khẳng định các thành viên VAMA muốn duy trì sản xuất tại Việt Nam.
Trái ngược với các ý kiến trên, ông Nguyễn Văn Dũng, đại diện cho nhà nhập khẩu xe Audi tại Việt Nam, việc tính thuế TTĐB theo giá CIF cho xe nhập khẩu hiện nay là công bằng, nếu tính thuế TTĐB cho xe lắp ráp theo giá CIF bộ linh kiện thì phải tính theo giá xuất xưởng tại nước xuất khẩu sang Việt Nam mới công bằng.
Ông Dũng cho rằng trong suốt 20 năm qua, các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi rất nhiều về thuế, về đất…và chỉ cam kết nhưng không thực hiện được cam kết của mình. Ông Dũng đặt câu hỏi “liệu có đặt vấn đề đòi lại ưu đãi khi các doanh nghiệp không thực hiện cam kết nội địa hóa hay không ? ”.
Loay hoay tìm ưu đãi cụ thể
Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho biết, sẽ khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất 3 dòng xe ưu tiên phát triển có công suất tối thiểu 100.000 chiếc/năm, theo định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 7/2014.
|
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại tọa đàm. ảnh Báo Công Thương | Tuy nhiên, ông Trần Bá Dương bày lo lắng về việc chiến lược và quy hoạch được Chính phủ ban hành từ tháng 7/2014 nhưng gần 1 năm sau vẫn chưa có hướng dẫn triển khai cụ thể nào, trong khi thời gian đến 2018 đang cận kề. Ông Dương nhấn mạnh, nếu kinh tế của chúng ta ổn định, đồng thời ưu đãi cho các dự án đặc biệt, sản xuất số lượng lớn như trên thì vẫn có tính khả thi.
Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội cơ khí Việt Nam, đồng tình với các chính sách ưu đãi mạnh mẽ cho phát triển công nghiệp ô tô nhưng cần tập trung cho các dự án lớn, cho một số doanh nghiệp chứ không phải cho tất cả các doanh nghiệp. “Câu chuyện ô tô không phải là câu chuyện toàn dân làm ô tô”- ông Long nói.
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, việc các bộ ngành chưa có văn bản chi tiết hướng dẫn triển khai chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô là do cần thời gian nghiên cứu cẩn trọng, đảm bảo chính sách ban hành hiệu quả, có tính khả thi cao. Theo ông Tuấn Anh, hiện Bộ Công Thương đã hoàn thiện dự thảo lần 2 Nghị định hướng dẫn để trình lên Chính phủ ban hành.
“Rút kinh nghiệm từ việc phát triển công nghiệp ô tô, chúng tôi thấy rằng ưu đãi chung chưa đủ thúc đẩy phát triển, đầu tư. Vì vậy cần đối tác chiến lược có quy mô, năng lực tài chính, công nghệ, thị trường để phát triển nền công nghiệp ô tô theo đúng chiến lược. ”- Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Hữu Thọ-VN Media |