| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 22,397
Tất cả: 99,834,985
 
 
Bản in
Giáo dục Việt Nam - Ngọn lửa của hy vọng
Tin đăng ngày: 16/11/2015 - Xem: 1518
 

Giáo dục Việt Nam - Ngọn lửa của hy vọng

GD&TĐ - Thành tích của học sinh Việt Nam tại kỳ đánh giá mới nhất của Chương trình đánh giá năng lực học sinh quốc tế (PISA) đã gây xôn xao trong giới chuyên gia giáo dục và các nhà làm chính sách toàn cầu. Từ thành công này, chuyên gia thế giới nhận định: Giáo dục Việt Nam là ngọn lửa cho sự hy vọng!
Lý giải cho các ngoại lệ!
 
Các đánh giá độc lập về kết quả học tập ở các lớp học của Việt Nam cũng cho thấy thứ hạng của Việt Nam ở PISA không đơn thuần phản ánh kỹ năng làm bài kiểm tra tốt hay một nền giáo dục chỉ giỏi về lý thuyết.

Học sinh Việt Nam, gồm các học sinh 15 tuổi, tham gia kỳ thi này lần đầu tiên vào năm 2012 và được xếp thứ 17 về môn Toán, thứ 8 về môn Khoa học, và thứ 19 về Kỹ năng đọc trong số 65 quốc gia tham dự, trên mức trung bình của các nước OECD.

Ở thời điểm mà các quốc gia phương Tây đang cố gắng tái hiện lại thành công về giáo dục của các nước Đông Á, Việt Nam đã được xếp hạng cao hơn so với Mỹ, Úc và Anh. Với thành tích như vậy, Việt Nam đã trở thành một ngoại lệ cho lý lẽ rằng thành tích giáo dục xuất sắc là không thể nếu không có mức độ phát triển kinh tế cao.

Điều này càng bất ngờ hơn nếu biết rằng Việt Nam vẫn đang đối mặt với vô số vấn đề như các nước đang phát triển khác.

Thành tích của Việt Nam ở PISA càng tuyệt vời khi chúng ta xem xét tới thành tích của các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Theo ông Andreas Schleicher từ tổ chức OECD, “khoảng 17% các học sinh nghèo nhất ở độ tuổi 15 của Việt Nam nằm trong số 25% học sinh có thành tích cao nhất trong số các quốc gia và nền kinh tế tham gia bài kiểm tra PISA. Khi so sánh điểm trung bình của các nước OECD với nhau thì chỉ có 6% học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt mức trên”.

Kết quả này cũng tương tự với những phân tích sơ bộ của chúng tôi dựa vào số liệu của PISA. Khi chúng ta làm một phép so sánh “like-for-like” (giả định rằng các chênh lệch về nền tảng kinh tế - xã hội là không đổi), học sinh Việt Nam đạt kết quả tốt như học sinh Hàn Quốc. Nói cách khác, nếu chúng ta san bằng các điều kiện kinh tế xã hội của học sinh hai nước, Việt Nam còn đạt kết quả cao hơn ở PISA.

Chìa khóa thành công trong giáo dục: Đầu tư, đổi mới, học hỏi

 
"Thành công của Việt Nam là nhờ các quan chức chính phủ có suy nghĩ chu đáo, một chương trình giảng dạy tập trung và các giáo viên được đầu tư nhiều hơn, có vị thế xã hội cao hơn" - Ông Schleicher - Điều phối viên cuộc thi PISA
Theo số liệu từ dự án Young Lives, khả năng của học sinh Việt Nam thực sự rất ấn tượng. 19/20 học sinh 10 tuổi có thể làm phép cộng số 4 chữ số, 85% có thể làm phép trừ phân số. Khi so sánh với Ấn Độ, quốc gia có mức GDP bình quân đầu người tương đương, 47% các học sinh lớp 5 không thể làm được phép trừ số 2 chữ số.

Một vài nhà bình luận nhận thấy rằng đầu tư hàng năm của chính phủ vào giáo dục là một yếu tố quan trọng trong thành công của Việt Nam - nước này đầu tư 21% chi ngân sách vào giáo dục, cao hơn bất kì quốc gia OECD nào.

Tuy nhiên, mức đầu tư tài chính tương tự không phải lúc nào cũng đem đến một kết quả tương đương ở đâu đó trong khu vực. Một trong những quốc gia láng giềng của Việt Nam - Malaysia - đã tụt xa trong cuộc thi PISA, bất chấp hàng thập kỷ đầu tư lớn cho giáo dục. Có thể nói, thành tích của Malaysia cũng đang trên đà đi xuống ở các cuộc thi quốc tế khác.

Sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của Việt Nam về giáo dục không phải nhờ tài nguyên. Thay vào đó, lời giải thích là sự lựa chọn chính sách giao dục cẩn thận, cam kết chính trị và tập thể nhà lãnh đạo.

Trong một bài bình luận đăng trên BBC, ông Schleicher - Điều phối viên cuộc thi PISA - cho rằng thành công của Việt Nam là nhờ các quan chức chính phủ có suy nghĩ chu đáo, một chương trình giảng dạy tập trung và các giáo viên được đầu tư nhiều hơn, có vị thế xã hội cao hơn.

Ông cũng tập trung chú ý vào chương trình giảng dạy của Việt Nam, đã được thiết kế lại để giúp học sinh hiểu sâu các khái niệm cốt lõi và nắm vững những kỹ năng quan trọng, trái ngược với “chương trình dàn trải nhưng thiếu chiều sâu” của các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ.

Dạy học là một nghề  cao quý ở Việt Nam và các giáo viên Toán, đặc biệt giáo viên Toán làm việc ở các trường còn khó khăn, có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn mức trung bình ở các nước OECD. 

Giáo viên Việt Nam có khả năng xây dựng một môi trường học tập tích cực, nuôi dưỡng thái độ học tập tích cực của các học sinh và duy trì kỷ luật trong lớp học.

Theo ông Schleicher, các giáo viên cũng nhận được khuyến khích từ cam kết mạnh mẽ từ phụ huynh và sự kỳ vọng vào con đường học tập của con cái họ, và giá trị xã hội của công việc khó khăn này, của một nền giáo dục tốt.

Những quan điểm này cũng được chia sẻ bởi Christian Bodewig đến từ World Bank - người cũng bình luận về phẩm chất giáo viên, phẩm chất chuyên môn và kỷ luật trong các lớp học Việt Nam.

Javier Luque - đến từ Ngân hàng Phát triển liên châu Mỹ -  cũng có những lời tán thành với những đánh giá của Schleicher. Sau khi xem xét các bảng câu hỏi PISA, đã được đưa tới tay hiệu trưởng các trường, Luque đã nhấn mạnh 2 yếu tố bổ sung.

Đầu tiên, tất cả các trường ở Việt Nam đều có hoạt động học thêm. Ví dụ, 95% hiệu trưởng các trường nói rằng trường của họ có những lớp học thêm môn Toán, mức cao thứ 3 trong các nước tham gia khảo sát.

Thứ hai, các phụ huynh đặt kỳ vọng rất cao vào giáo dục ở trường đại học. Trong số 65 quốc gia tham gia PISA, Việt Nam xếp thứ 8 về mức độ kỳ vọng của phụ huynh, phản ánh mức độ cam kết và khát vọng cao của phụ huynh vào con đường học tập của con em họ. 

Các học sinh cũng coi trọng việc có kiến thức tốt - 94% học sinh đồng ý với phát biểu trong khảo sát PISA rằng “Rất nên cố gắng học Toán, vì nó sẽ giúp chúng ta làm tốt công việc mơ ước của mình trong tương lai”.

Điều này hàm ý rằng sự thành công của Việt Nam có sự liên quan lớn đến những giá trị và ảnh hưởng to lớn của Nho giáo ở quốc gia này. Các bậc phụ huynh của Việt Nam đánh giá cao và đầu tư nhiều vào giáo dục cả trong và ngoài nước.

Minh chứng cho điều này là ở Mỹ, Việt Nam xếp thứ 8 trong số các quốc gia có học sinh tham gia giáo dục hậu trung học. Khát vọng cho con cái mình được giáo dục tốt có thể là lý do chính cho thành tích cao của học sinh Việt Nam ở PISA, đền đáp lại sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ vào giáo dục.

Ngày nay, lợi thế của văn hóa coi trọng giáo dục được nhiều người cho là chìa khóa cho sự thành công của trẻ em của các gia đình gốc Á ở Mỹ, tạo ra cái gọi là "Lợi thế của người Mỹ gốc Á".

 

VIỆT NAM - NGỌN LỬA CỦA SỰ HY VỌNG

Chúng ta vẫn sẽ phải bàn cãi về vấn đề, chính xác thì cái gì đã thúc đẩy những thành công của Việt Nam tại PISA. Nhưng bất kể nguyên nhân là gì, thành công này là rất đáng kể - Việt Nam là ngọn lửa cho sự hy vọng và nên được các nhà làm chính sách của các quốc gia láng giềng nghiên cứu kỹ lưỡng.

Đặc biệt 3 quốc gia ASEAN Malaysia, Indonesia và Thái Lan hiện vẫn kẹt ở tốp cuối trong số những quốc gia tham gia PISA qua các năm. 

Bài học quan trọng từ Việt Nam là đầu tư ngân sách cao sẽ không giúp các quốc gia trên thoát khỏi đáy bảng xếp hạng nếu không có đổi mới về chính sách và tinh thần học hỏi từ quốc gia khác.

M Niaz Asadullah và Liyanage Devangi Perera/Trần Vũ Quang Anh dịch
Theo Thediplomat

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin giáo dục:
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT (16/1/2023)
Thông báo kết quả xét tuyển viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố Vinh đợt 1 năm 2022 (13/1/2023)
Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại thành phố Vinh (28/12/2022)
Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự xét tuyển vòng 2 (20/12/2022)
Nghệ An: Hơn 400 giáo viên tham dự Kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh bậc tiểu học (30/11/2022)
Thành phố Vinh và huyện Quỳ Châu giành giải Nhất toàn đoàn Cuộc thi Tìm hiểu di sản văn hóa (24/11/2022)
91 nhà giáo xuất sắc, tiêu biểu ở Nghệ An được khen thưởng (18/11/2022)
Hàng nghìn học sinh ở Nghệ An lo lắng vì các kỳ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ bị hoãn (11/11/2022)
Phụ huynh, học sinh hụt hẫng vì thông tin tạm hoãn các kỳ thi IELTS (11/11/2022)
Nghệ An giành Huy chương Vàng bóng chuyền hơi nam nữ tại Hội thao Người giáo viên nhân dân (6/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website