| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 3,890
Tất cả: 99,756,843
 
 
Bản in
Môn Lịch sử: Tích hợp sao cho đúng?
Tin đăng ngày: 22/11/2015 - Xem: 1909
 

Bên cạnh ý kiến phản đối việc tích hợp môn Lịch sử thì vẫn có những luồng dư luận cho rằng, việc tích hợp cần được làm một cách thận trọng, khoa học.

Xung quanh việc Bộ Giáo dục – Đào tạo dự kiến sẽ tích hợp môn Lịch sử với 2 môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng, bên cạnh nhiều ý kiến phản đối, vẫn có những luồng dư luận cho rằng, tích hợp là tốt nhưng phải làm một cách cẩn thận, khoa học thì mới đạt kết quả khả quan.

Ủng hộ việc tích hợp môn Lịch sử với 2 môn còn lại, theo Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, tích hợp là một cải tiến về phương pháp được áp dụng hiệu quả trong nền giáo dục của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Nếu thực hiện thành công, tích hợp sẽ làm cho môn học sinh động hơn và giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.

Riêng đối với môn Lịch sử ở nước ta, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cho rằng, lý do khiến nhiều người phản đối việc tích hợp là vì chưa hiểu cặn kẽ tính chất của khái niệm này và chưa tin vào quy trình thực hiện của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Vì thế, để thuyết phục dư luận, bên cạnh việc chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận và thực hiện đúng lộ trình, Bộ Giáo dục – Đào tạo cần có thông tin đầy đủ hơn. Thậm chí phải triển khai một vài bài học tích hợp ở một vài nơi thí điểm để mọi người cảm nhận rõ những tác động của quá trình tích hợp.

mon lich su: tich hop sao cho dung? hinh 0
Học sinh trong giờ học môn Lịch sử (ảnh: Lao động)

Tuy nhiên, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cũng cho rằng, vấn đề cần quan tâm không phải là tích hợp hay không tích hợp mà dạy môn Lịch sử như thế nào cho hiệu quả: “Riêng môn Lịch sử dù có tích hợp hay không vẫn là một môn hiện nay dạy không hiệu quả. Môn Sử không thể là những sự kiện khô khan mà nó phải bao gồm những yếu tố khác. Đôi khi cũng cần nói thêm về văn hóa hay địa lý... 

Tất cả những kiến thức phải được tổng hợp để người học nhớ và hiểu. Khi đó sẽ dạy môn Sử thành công. Như vậy tóm lại, môn Sử có thể đứng độc lập hay gộp chung nhưng khi lên lớp thì kiến thức lịch sử không thể đứng một mình khô khan. Thường thì người dạy phải liên hệ với một vấn đề gì đó và bổ sung thêm những kiến thức xung quanh nó thì người học mới hiểu và thích học”.

Đồng tình với suy nghĩ trên, ông Lê Hồng Trung, Phó Hiệu trưởng trường THPT Thiếu Sinh Quân, huyện Củ Chi, TP HCM cho rằng, chủ trương tích hợp môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT là hoàn toàn khoa học. Thế nhưng, trước khi triển khai, Bộ cần lắng nghe ý kiến của các nhà nghiên cứu, các tổ chức, hội đoàn và tiếp thu thông tin để xây dựng một chương trình phù hợp nhất với nền giáo dục Việt Nam. Làm được điều này, việc tích hợp sẽ giúp học sinh phổ thông tiếp thu kiến thức môn Lịch sử hiệu quả hơn.

Ông Trung bày tỏ: “Điều tôi mong muốn đối với môn Lịch sử khi tích hợp trong bộ môn mới Công dân với Tổ quốc là Bộ Giáo dục – Đào tạo làm như thế nào mà vẫn giữ được những kiến thức cơ bản của môn học, không trình bày manh mún, đảm bảo tính khoa học của bộ môn. Làm sao để người học là các học sinh phổ thông nắm chắc được kiến thức cơ bản và môn mới dễ học, dễ nghe, dễ nhớ và có thể vận dụng hiệu quả nhất trong các vấn đề của cuộc sống hiện nay”.

Những người ủng hộ việc tích hợp môn Lịch sử cho rằng, nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học, đây là sẽ quá trình “mềm hóa” kiến thức một môn học đang được cho là quá khô khan. Tuy nhiên, tích hợp những môn nào, tích hợp ra sao, mọi thứ cần được nghiên cứu kỹ càng trước khi triển khai./.

Nguồn: VOV

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Hệ thống giáo dục, đào tạo:
78 trường đại học bị Bộ GD-ĐT xử phạt vì vi phạm trong tuyển sinh (26/12/2022)
Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An kỷ niệm 50 năm thành lập (18/11/2022)
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với 20 chức danh công chức, viên chức (10/11/2022)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long kiểm tra các điểm thi tại thành phố Vinh (7/7/2022)
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu công bố danh sách trúng tuyển (5/7/2022)
Sở GD&ĐT Nghệ An ra văn bản hướng dẫn dạy và học theo 4 cấp độ (28/10/2021)
Nghệ An: Kế hoạch tựu trường cho học sinh mầm non và phương án dạy học theo Chỉ thị 15,16,19 (20/9/2021)
Nghệ An ban hành chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (13/8/2021)
Cuộc đua vào lớp 10 công lập ở Nghệ An (31/5/2021)
Hơn 1.400 hồ sơ đăng ký thi vào lớp 10 Trường chuyên Phan Bội Châu (24/5/2021)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website