| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 4,705
Tất cả: 99,757,658
 
 
Bản in
Di sản và trách nhiệm
Tin đăng ngày: 24/11/2015 - Xem: 2199
 

Việt Nam hiện đang sở hữu 20 di sản văn hóa thế giới, con số này vẫn chưa dừng lại ở đó.

Cách đây chưa lâu, ngày 27/11/2014, tại kỳ họp lần thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ về công ước di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) diễn ra tại trụ sở Unesco (thủ đô Paris – Pháp), Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã chính thức được vinh danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với sự thống nhất của đa số thành viên Ủy ban.

Đó là một giá trị phi vật thể hiện hữu và lưu truyền qua bao nhiêu biến động của cuộc sống. Nhờ đó, thế giới đã vinh danh và biết đến chúng ta nhiều hơn. Đó là thành quả mà cha ông trao tặng lại thế hệ tiếp nối, phải làm sao để xứng đáng món quà vô giá đó.

Dòng Lam nhìn từ núi Dũng Quyết, một biểu tương về di sản thiên nhiên của xứ Nghệ
Dòng Lam nhìn từ núi Dũng Quyết, một biểu tương về di sản thiên nhiên của xứ Nghệ.

Câu chuyện di sản

Di sản, không đơn thuần như định nghĩa là tài sản tinh thần hoặc tài sản vật chất do lịch sử để lại hoặc do thiên nhiên tạo ra. Mà tự thân, đó là biểu đạt sinh động, thuyết phục nhất về sự trường tồn, hiện hữu của một vùng đất, một lãnh thổ, của dân tộc mà những di sản ấy thể hiện.

Tầm vóc, giá trị của di sản có ảnh hưởng đến tồn vong quốc gia như GS. Patrick J. Boylan, Chủ tịch Uỷ ban quốc tế Bảo tàng học của Hội đồng Bảo tàng Quốc tế - ICOM, đã khẳng định trong bài phát biểu "Các bảo tàng và bản sắc văn hóa", tại Đại hội toàn quốc Hội Bảo tàng Anh: “Tôi nhấn mạnh ý kiến rằng nhiều nhà lãnh đạo của các quốc gia độc lập đã quyết định là có bốn biểu tượng sống động nhất của một dân tộc độc lập và bốn công cụ có sức sống nhất để liên kết mọi người, để xây dựng một quốc gia thực sự, được sắp xếp trong thứ tự ưu tiên như sau: 1- lực lượng quốc phòng hùng mạnh; 2- phương tiện truyền thông quốc gia; 3- bảo tàng quốc gia; và 4- trường đại học quốc gia”.

Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có còn trường tồn dài lâu trong thời hiện đại, nếu như không có sự quan tâm gìn giữ bào tồn của xã hội.
Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có còn trường tồn dài lâu trong thời hiện đại, nếu như không có sự quan tâm gìn giữ bào tồn của xã hội.

Tại Việt Nam, công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc đã được Nhà nước ta chú trọng từ rất sớm. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Dệt thổ cẩm ở Châu Tiến (Quỳ Châu), một di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái
Dệt thổ cẩm ở Châu Tiến (Quỳ Châu), một di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngày 24/2/ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ - TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”.

Tính đến cuối tháng 11/2014, theo trang web http://disanthegioi.info của Bộ VH – TT&DL, chúng ta có 20 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với 3 di sản thiên nhiên và 17 di sản văn hóa.

Đền Vạn Lộc ở TX Cửa Lò, một di sản văn hóa tâm linh của người làng biển
Đền Vạn Lộc ở TX Cửa Lò, một di sản văn hóa tâm linh của người làng biển

Theo thống kê chưa đầy đủ của UNESCO cho thấy ở những nơi có di sản thế giới được công nhận đã thu hút du khách đến thăm đông hơn, ở lại lâu hơn 2,5 lần so với nơi khác có đặc điểm tương đương. Như thế, để thấy sức hút tiềm ẩn của di sản.

Xứ Nghệ và ứng xử với di sản

Những mái đình, chùa tầng tầng, lớp lớp như bề dày di sản văn hóa mà tiền nhân xứ Nghệ đã gửi gắm, ký thác lại cho hậu thế.
Những mái đình, chùa tầng tầng, lớp lớp như bề dày di sản văn hóa mà tiền nhân xứ Nghệ đã gửi gắm, ký thác lại cho hậu thế.

Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa và giàu truyền thống cách mạng, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các dân tộc anh em sống trên mảnh đất xứ Nghệ đã tích lũy được một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Qua thời gian, những đơn vị chức năng đã sưu tầm, gìn giữ trên 30 vạn tài liệu, hiện vật, được bảo quản, trưng bày và phát huy tác dụng tại các bảo tàng, di tích.

Nhiều di tích cách mạng và lưu niệm danh nhân của tỉnh được bảo tồn và phát huy khá tốt về giáo dục truyền thống cách mạng. Tiêu biểu là các di tích gắn với danh nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, danh nhân Phan Bội Châu ở Nam Đàn, Lê Hồng Phong ở Hưng Nguyên, Phan Đăng Lưu ở Yên Thành…

Những phong tục, nếp sinh hoạt của  người Thái Nghệ An xưa đang được bảo tồn chu đáo ở bảo tàng các dân tộc miền Tây xứ Nghệ tại Quỳ Châu
Những phong tục, nếp sinh hoạt của người Thái Nghệ An xưa đang được bảo tồn chu đáo ở bảo tàng các dân tộc miền Tây xứ Nghệ tại Quỳ Châu.

Bên cạnh đó, nhiều di tích lịch sử - văn hóa được phục dựng, tôn tạo với kinh phí lớn như: Khu di tích Kim liên, đền thờ vua Mai, Đền Cuông, đền Cờn, đền Hoàng Mười, đền thờ vua Quang Trung, Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong...

Đến với xứ Nghệ giờ đây, du khách sẽ hài lòng với một bề dày về văn hóa lễ hội, vùng miền. Những lễ hội tâm linh như đền Cờn, đền Quả, đền Cuông, đền Bạch Mã. Nhiều lễ hội lại đầy chất sử thi ở Lễ hội vua Mai, lễ hội Làng Sen, lễ hội Uống nước nhớ nguồn.

Hoặc đậm nét bản sắc miền Tây của các lễ hội đền Chín Gian, đền Vạn, đền Pu Nhạ Thầu, Hang Bua. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát huy có hiệu quả, như: làng đan nứa trúc Xuân Nha (Hưng Nguyên), làng nồi đất Trù Sơn (Đô Lương), làng nghề mây tre đan (Nghi Lộc)…

Việc trao truyền giá trị di sản văn hóa của cha ông cho lớp trẻ hôm nay là một việc rất cần thiết để gìn giữ cho muôn đời sau
Việc trao truyền giá trị di sản văn hóa của cha ông cho lớp trẻ hôm nay là một việc rất cần thiết để gìn giữ cho muôn đời sau.

Biết là xứ Nghệ với bề dày văn hóa của mình, hẳn lưu giữ rất nhiều vốn quý ngàn xưa. Nhưng công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở tỉnh vẫn còn nhiều bất cập so với tiềm năng và yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Nhiều loại di sản văn hóa phi vật thể nhất là của đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiểu số đang có nguy cơ bị thất truyền. Sự xuống cấp các di tích vẫn đang ở mức báo động. Nhiều di tích (nhất là các đình làng) không được quan tâm (kể cả chính quyền và người dân) nên đã bị thoái hóa, mai một cùng thời gian.

Đình làng Trung Cần (Nam Đàn) một thời là niềm tự hào của người dân, nay đang dần xuống cấp.
Đình làng Trung Cần (Nam Đàn) một thời là niềm tự hào của người dân, nay đang dần xuống cấp.

Tình trạng lấn chiếm, vi phạm di tích - danh thắng chưa được khắc phục một cách triệt để mà di tích núi Lam Thành ở Hưng Nguyên là một ví dụ. Hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc làm biến dạng di tích vẫn còn. Thậm chí có tình trạng làm sai lệch hồ sơ dẫn đến di tích đã được công nhận bị thu hồi lại bằng công nhận.

Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh Dũng Quyết, một địa chỉ văn hóa mới dựng lại trên nền của di sản văn hóa Phương Hoàng Trung đô xưa
Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh Dũng Quyết, một địa chỉ dựa trên nền văn hóa Phương Hoàng Trung đô xưa.

Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, Nghệ An vẫn thiếu đội ngũ chuyên gia trình độ cao, thiếu kinh nghiệm xây dựng mô hình bảo tồn di sản văn hóa lễ hội cộng đồng. Công tác quảng bá hình ảnh di sản địa phương và gắn kết các di sản văn hóa hiện có với hoạt động du lịch, các tuyến điểm tham quan còn hạn chế. Do khối lượng di sản văn hóa quá lớn (chỉ tính Di tích – danh thắng cũng đã có trên 1.140) nên việc bảo tồn gặp nhiều khó khăn, khó tránh khỏi nhiều loại hình di sản văn hóa bị mai một…

Gìn giữ những giá trị cổ xưa, lưu truyền lại cho thế hệ tương lai là một cách để bảo vệ cho biểu tượng của một dân tộc độc lập
Gìn giữ những giá trị cổ xưa, lưu truyền lại cho thế hệ tương lai là một cách để cho di sản trường tồn.

Di sản văn hóa, bản sắc văn hóa chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một dân tộc. Bảo tồn di sản văn hóa, do vậy, lại càng có ý nghĩa quan trọng mang tính hệ thống ở cấp vĩ mô và không chỉ của một ngành nào mà phải là của toàn xã hội.

Trần Hải-Baonghean.vn

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Địa điểm du lịch, vui chơi:
Những điểm đến lý tưởng ở Nghệ An trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch (20/12/2022)
Vì sao Du lịch Nghệ An chưa "bùng nổ" (27/10/2022)
Cận cảnh cáp treo vượt biển dài nhất Bắc Trung Bộ (7/9/2022)
Các điểm du lịch ở Nghệ An sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 2/9 (31/8/2022)
Bộ Văn hóa chính thức công bố phương án mở cửa lại du lịch từ 15/3 (16/3/2022)
Một dòng chảy của lịch sử đô thị Vinh (7/2/2022)
TP. Vinh xây dựng cánh đồng sen phục vụ du lịch sinh thái (23/4/2021)
Nghỉ lễ 30/4 này đi đâu ở Nghệ An? (8/4/2021)
Cánh đồng hoa hướng dương tuyệt đẹp ở Nghệ An chuẩn bị khoe sắc (19/12/2020)
Những điểm đến hấp dẫn ở Nghệ An dịp Tết Dương lịch (13/12/2020)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website