Con người hạnh phúc nhất ở độ tuổi nào?
Theo một nghiên cứu tại Anh, độ tuổi trung bình mà người dân Anh thấy hạnh phúc nhất là 39. Tuổi 30 là độ tuổi khỏe mạnh nhất của con người.
Các nhà khoa học cũng nghiên cứu về mốc tuổi mà con người đạt được đỉnh cao trong khả năng kiếm tiền, sự tự tin về cơ thể và thỏa mãn nghề nghiệp:
• Khỏe mạnh nhất: 30 tuổi
• Giàu có nhất: 47 tuổi
• Hạnh phúc nhất: 39 tuổi
• Tự tin về cơ thể nhất: 31 tuổi
• Hạnh phúc nhất trong sự nghiệp: 38 tuổi
• Quan hệ tình dục tốt nhất: 32 tuổi
• Hạnh phúc trong mối quan hệ: 40 tuổi
• Tìm được tình yêu đích thực: 32 tuổi
• Có mối quan hệ tình cảm với nhiều người: 24 tuổi
• Đạt được mức lương mơ ước: 42 tuổi
Nhà tâm lý học về lối sống Donna Dawson cho biết trong 1 nghiên cứu liên quan đến 2.000 người Anh, hầu hết các mốc quan trọng trong cuộc sống xảy ra ở khoảng thời gian từ 30 đến 39 tuổi. Bà giải thích "Đó là bởi vì chúng ta đã xây dựng được một nền tảng vững chắc trước đó: những năm 20 tuổi, chúng ta rời khỏi trường đại học, bắt đầu một công việc, thử một vài mối quan hệ, phạm rất nhiều sai lầm và học hỏi từ chúng, từ đó khám phá ra được điều chúng ta mong muốn nhất trong cuộc sống. Ở tuổi 30, thể chất chúng ta đang ở thời kỳ đỉnh cao, sự nghiệp vẫn đang phát triển; chúng ta chắc chắn hơn về mong muốn của bản thân. Điều đó mang lại sự tự tin và sự thỏa mãn nói chung cho chúng ta".
Các nghiên cứu, được công bố cùng lúc với phim của The Last Witch Hunter chỉ ra rằng, cứ 4 người thì có 1 người mong muốn 1 cuộc sống bất tử. "Không có gì đáng ngạc nhiên khi cuộc sống bất tử không phải là điều mà phần đông mọi người mong muốn. Nếu chúng ta không thể sống mãi ở độ tuổi lý tưởng, thì chúng ta vẫn sẽ phải đối phó với quá trình lão hóa cũng như các vấn đề sức khỏe và tài chính đi cùng với nó!", Bà Dawson giải thích.
Top những điều nên và không nên làm để có 1 cuộc sống khỏe mạnh:
• Ăn 1 cách duyên dáng: “Phần lớn chúng ta thường ăn quá nhiều so với bình thường khi chúng ta buồn chán hoặc phiền muộn”, theo bà Amelia, “Vì vậy, hãy cố gắng tập thói quen ăn uống cẩn thận, từ tốn và chỉ ăn khi bạn thực sự cảm thấy đói”
• Từ bỏ đồ ăn vặt: Theo bà Amelia, “một cơ thể khỏe mạnh không cần đến đồ ăn vặt”. Bà giải thích rằng 1 chế độ ăn uống nhỏ giọt sẽ làm tăng nồng nộ insulin trong máu, do đó thúc đẩy việc tích trữ chất béo trong cơ thể. Bà khuyên: “Ăn no và đủ chất 3 bữa mỗi ngày để không phải ăn thêm các bữa phụ hoặc đồ ăn vặt ở giữa nữa”.
• Uống 1 cách lành mạnh: “Uống nhiều nước mỗi ngày, cùng với trà, cà phê và thỉnh thoảng làm 1 ly rượu nếu bạn muốn, nhưng hãy từ bỏ các đồ uống có đường. Tôi có thể bỏ qua cho sự mềm lòng của các bệnh nhân của mình với latte hoặc socola, nhưng tôi không thể bỏ qua khi họ uống các đồ uống có ga hoặc nước giải khát nói chung”, bà Amelia nói.
• Suy nghĩ vui vẻ: “Đừng đánh đồng thức ăn bổ dưỡng với sự thiếu thốn và khổ sở”, bà Amelia nói. “Hãy thêm sắc màu và hương vị cho bữa ăn của bạn, tận hưởng thú vui nấu nướng và hãy ăn cùng với gia đình và bạn bè của bạn. Đừng bỏ đói bản thân và khiến cho việc ăn uống trở thành một trải nghiệm không mấy vui vẻ”.
Nguồn: Dân Trí