| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 2,402
Tất cả: 99,776,420
 
 
Bản in
Mâm cỗ cho lễ cúng Tết Đoan Ngọ
Tin đăng ngày: 9/6/2016 - Xem: 1902
 

Trong Tết Đoan Ngọ, ngoài mua những hoa trái đầu mùa, rượu nếp, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ cúng bái tổ tiên. Mâm cỗ này phải có những gì?

 

 

Theo TS Nguyễn Ngọc Thơ, Tết Đoan Ngọ là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau Tết Nguyên Đán. Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Nửa năm (vì người Việt trước dùng lịch kiến Tý, tháng mở đầu trong năm là tháng 11 âm lịch), Tết Đoan dương, Tết Trùng ngũ,…

Đoan ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan nghĩa là bắt đầu, ngọ chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).

Hiện, vẫn có nhiều gia đình ở nông thôn và thành thị vẫn ăn cơm rượu, ăn trái cây và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong dịp này.

Đồ cúng
Dịp này, các gia đình thường chuẩn bị mâm thức ăn nguội để cúng bái tổ tiên rồi sẽ ăn để bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa.

Ở các gia đình miền Bắc thường sẽ có quả dưa hấu trên bàn cúng. Từ Thanh Hóa vào đến Huế thường nấu xôi ăn với thịt vịt.

Còn người Đà Nẵng đến Quảng Ngãi thường cho trẻ nhỏ vào vườn hái quả ăn, một số ít gia đình nấu xôi chè cúng lễ. Cư dân nông thôn miền Nam thường đúc bánh lọt, bánh tro, nấu chè trôi nước và xôi gấc cúng tổ tiên rồi cả nhà quây quần cùng nhau ăn.

Tuy nhiên, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ phải có những món ăn sau:

Bánh tro

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình chóp tam giác (tùy nơi gói), bánh có cả 3 loại nhân ngọt hoặc mặn hoặc không nhân.

Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta tin khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Bánh gio có vị thanh mát nên rất phù hợp vào tiết trời nóng bức.

Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng khi đã nếm thử sẽ thấy vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá.

Cơm rượu nếp

Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ ở các hàng quán ngoài chợ và trên cả những gánh hàng rong.

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì diệt sâu bọ rất hiệu nghiệm. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt.

Ở mỗi vùng miền cách ủ cơm rượu lại khác nhau. Rượu nếp ngon là loại rượu nếp được làm từ gạo nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng, nhất là loại gạo nếp lứt, hạt nâu vàng, óng ả. Ăn hạt chắc mà dẻo, quyện với men rượu đượm hương thảo dược, cay nhẹ nhẹ những vẫn để lại dư vị ngọt trên đầu lưỡi.

Hoa quả theo mùa

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức trong Tết "giết sâu bọ". Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức.

Ở miền Bắc, những loại quả thời vụ điển hình như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng. Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

 Thịt vịt

Người ta chỉ quen với những cái tên như bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào… mà ít ai biết rằng trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt.

Theo quan niệm của người xưa thì ngày 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người.

 Ngoài ra, mọi nhà nên chuẩn bị thêm đồ lễ cúng Tết Đoan Ngọ như:

– Hương, hoa, vàng mã.
– Nước.
– Rượu nếp.
– Các loại hoa quả:

 + Mận

+ Hồng xiêm

+ Dưa hấu
+ Vải
+ Chuối
+ Xôi, chè
+ Bánh ú tro

Thanh Hà-Baonghean.vn

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin trong nước:
Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Đảng, Nhà nước (17/1/2023)
"Bộ Nội vụ chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp tỉnh nào với tỉnh nào" (27/12/2022)
Những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (27/12/2022)
4 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2023 (26/12/2022)
Chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023 người lao động cần biết (12/12/2022)
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12 người dân cần lưu ý (1/12/2022)
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 (22/11/2022)
Bộ Nội vụ thanh tra công tác cán bộ tại 20 cơ quan, đơn vị, địa phương (22/11/2022)
Quốc hội thống nhất tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ 1/7/2023 (11/11/2022)
4 phóng viên, cộng tác viên bị cáo buộc cưỡng đoạt tài sản (10/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website