| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 2,477
Tất cả: 99,755,430
 
 
Bản in
Sửa SGK Toán: Không chỉ cắt ghép cơ học
Tin đăng ngày: 23/8/2016 - Xem: 3852
 

Theo một số chuyên gia, sách giáo khoa (SGK) toán học phổ thông hiện nay không nặng nhưng chưa phù hợp. Trước khi nghĩ đến đổi mới sách giáo khoa Toán học, Việt Nam nên đổi mới đề thi. GS Trần Văn Nhung (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng, viết SGK là cả một nghệ thuật.
 >> Dạy học ở bậc phổ thông đang... dàn hàng ngang

SGK không nặng nhưng chưa hài hòa

Chia sẻ trong Ngày hội Toán học mở được tổ chức tại Hà Nội mới đây, TS Trần Nam Dũng (Giảng viên Trường ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết, so với các quốc gia khác trên thế giới, chương trình sách giáo khoa (SGK) Toán học của Việt Nam không quá nặng, nên cố gắng giảm tải là sai.

“Vấn đề ở chỗ, SGK toán của chúng ta hiện vẫn chưa hài hòa. Và nếu thay đổi nên bắt nguồn từ đề thi, SGK chưa phải là vấn đề nặng nề nhất”, TS Dũng nói.

TS Chu Cẩm Thơ, Phó Chủ nhiệm bộ môn Phương Pháp dạy học, khoa Toán - Tin trường ĐHSP Hà Nội cho hay, không có chương trình nào tốt cho tất cả mọi người, nhất là với trẻ em. Vì thế, công việc đổi mới của chúng ta sắp tới đã tìm ra được chìa khóa: Giữ những tiêu chí chung còn sau đó có tự chủ trong các mô hình trường học khác nhau.

Cho nên theo TS Thơ, để trả lời câu hỏi SGK nói chung hiện nay đang nặng hay nhẹ, phải tùy vào góc độ của mỗi người bởi khi đứng ở góc độ này họ thấy nhẹ nhưng góc độ khác thì không. TS Thơ lấy thí dụ: Chẳng hạn cháu tôi đi học ở Anh, cháu xác định phải vào một trường top 4 ở đây. Lúc đó, tôi dạy cho cháu thì phát hiện ra, chương trình tương đương lớp 10, lớp 11 ở đó đã bằng chương trình đại học năm thứ 3 ở ĐH Sư phạm Hà Nội bởi các cháu đã phải học các vấn đề như vi phân, đạo hàm riêng... Như vậy, ta thấy chương trình phổ thông của chúng ta nhẹ.

Trẻ vui học toán cùng các mô hình tại Ngày hội toán học mở
Trẻ vui học toán cùng các mô hình tại Ngày hội toán học mở

 

Tuy nhiên, nếu so sánh chương trình THPT của chúng ta với hệ thứ 3 của Đức chẳng hạn, ở đó người ta học để làm nghệ thuật và các hoạt động xã hội, chương trình cũng chỉ vừa đủ để lấy một bằng phổ thông và bỏ luôn những thứ chúng ta lâu nay rất coi trọng như: Giải tích, tích phân...

“Thứ hai, cần phân hóa nhu cầu học tập ở tầng trên, về việc chúng ta học toán làm gì và hiện đang ở đâu. Còn việc SGK nặng hay nhẹ, tôi nghĩ mọi sự bình luận đều không hợp lý vì phải xét đến việc nó dành cho ai, để làm cái gì”, TS Thơ khẳng định.

Cần học hỏi công phu và có lộ trình

Theo TS Dũng, lâu nay chúng ta lâu nay cứ cho rằng, SGK phổ thông nặng nề và cần phải cắt giảm. Tuy nhiên, việc thấy chỗ này dài, chỗ kia chưa hợp lý rồi cắt ghép một cách cơ học sẽ rất ảnh hưởng đến học sinh. “Thay đổi SGK phải rất khoa học và có lộ trình”, TS Dũng chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm này, GS Trần Văn Nhung (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) cho hay, từ những năm 1980, Singapore đã cử đội ngũ giáo viên giỏi đi các nước tiến bộ trên thế giới để nghiên cứu rồi về viết sách giáo khoa. Đến nay, họ đã có lần tái tạo thứ ba. Điều đó chứng tỏ việc làm SGK đã được thực hiện rất kỹ lưỡng nên chúng ta cần học tập trong rất nhiều năm.

“Sửa SGK phải rất công phu, không phải ai cũng làm được. Hồi còn bé, chúng tôi được học những cuốn sách mỏng dính do GS Hoàng Tụy, GS Ngô Hải Châu dịch từ Nga và Pháp. Vì vậy, mùa hè chúng tôi vẫn có thời gian đi chăn trâu, cắt cỏ, được trải nghiệm cuộc sống và yêu thiên nhiên vô cùng.

Việc thay SGK không đơn giản chỉ là cắt ghép cơ học (ảnh minh họa)
Việc thay SGK không đơn giản chỉ là cắt ghép cơ học (ảnh minh họa)

 

Vậy nên, viết SGK không đơn thuần chỉ cắt ghép cơ học, đó là cả một nghệ thuật. Học sinh lớp 1 ngày nay bấm máy tính và sử dụng Internet nhanh hơn người lớn. Vì vậy, người viết sách không nên bắt các cháu nhớ quá nhiều và không được lạc hậu”, GS Nhung tâm sự.

Đồng tình với ý kiến nên tham khảo nguồn sách giáo khoa từ Singapore, GS Trần Văn Nhung cho rằng, Việt Nam cũng có thể tham thảo thêm nguồn sách của Pháp và Nga. “Muốn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, phải đổi mới toàn diện và quốc tế hóa. Quốc tế hoá nền giáo dục Việt Nam nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc”, GS Nhung cho hay.

Ngoài ra, để nói về việc đổi mới SGK nói riêng và đổi mới giáo dục nói chung trong thời gian tới, GS Nhung cũng dẫn chứng một câu chuyện từ đất nước Singapore: “Ông Lý Quang Diệu - Thủ tướng từ năm 1959 đến 1990 từng nói: “SGK phải lấy trí tuệ làm gốc, đừng mong sáng tạo nhiều”. Tại Việt Nam, thi sĩ Cao Bá Quát cũng nói ý: “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Vậy, “kho trời chung” hiện nay có thể nói là Google - chúng ta phải khai thác tối đa. Cái gì mới nhất mà mình chưa đáp ứng được thì nên học hỏi từ các nước phát triển”.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Chính sách:
Nghệ An: Điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2020 - 2021 (30/4/2020)
Bốn loại văn bằng giáo dục đại học (2/1/2020)
Nghệ An sẽ hạ bậc thi đua với hiệu trưởng nếu để xảy ra bạo lực học đường (5/4/2019)
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu sẽ tuyển sinh thêm 2 lớp chuyên (31/3/2017)
TP Vinh chi ngân sách nhà nước trên 391 tỷ đồng cho giáo dục đào tạo (9/9/2016)
Nghệ An: 50% học sinh mầm non và tiểu học được uống sữa học đường (18/6/2016)
Sinh viên Sư phạm được miễn học phí đến năm 2021 (13/4/2016)
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Không có chuyện phân biệt sách miền Bắc hay miền Nam! (15/2/2016)
Tiếp tục hỗ trợ ăn trưa bán trú cho trẻ mầm non (17/1/2016)
Việt Nam có Giáo sư nữ Toán học thứ 2 (23/10/2015)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website