Sông Vinh gắn liền với lịch sử phát triển của thành Vinh, với tiềm thức của nhiều thế hệ người dân thành phố. Đây cũng là đoạn cuối cùng của kênh nhà Lê nối liền Cấm Giang và Lam Giang. Cho đến hiện tại, con sông vẫn là một phần quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của thành Vinh.
|
Đoạn khởi đầu ở thành Vinh, con sông đi vào địa phận phường cửa Nam và ôm vòng quanh thành phố. Khúc này được người dân gọi là sông Cửa Tiền. |
|
Qua năm tháng, nhiều đoạn của con sông đã bị thu hẹp lại. Tuy nhiên nó vẫn là cuộc sống của nhiều hộ dân vạn chài. |
|
Xóm vạn chài trên sông Vinh có lẽ là khu dân cư lụp xụp nhất thành phố. |
|
Một ông lão vạn chài có cuộc đời gắn bó con sông Vinh. |
|
Một số đoạn bờ sông đã được làm đường dân sinh. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ. |
|
Những chiếc cầu mới được xây dựng liên tiếp dọc con sông để nối liền Hưng Nguyên với thành Vinh. |
|
Khúc gần cuối dòng chảy khi con sông chuẩn bị đổ ra Lam Giang. Quang cảnh vẫn giữ được nét hoang sơ như vốn có. |
|
Đoạn sông chảy vòng qua núi Dũng Quyết. |
|
Điểm cuối cùng của sông Vinh - cũng là kênh nhà Lê ngày xưa khi hòa mình vào dòng Lam Giang. |
Sông Vinh còn có tên gọi là sông Cồn Mộc, sông Cửa Tiền vì sông chảy qua trước mặt Cửa Tiền thành Nghệ An. Sông Vinh cũng là nguồn nước cung cấp cho hệ thống kênh hào bảo vệ quanh thành.
Sông Vinh chạy vòng phía sau chợ Vinh, chạy men theo đường ven sông Lam, rồi qua các phường xã thành phố Vinh là Hưng Thịnh, Vinh Tân, Trung Đô, đổ nước ra sông Lam. Trải qua bao thời gian, sông Vinh đang bị ô nhiễm từ quá trình đô thị hóa. Chiều rộng hiện nay của sông khoảng 4-5m.
Theo quy hoạch, trong thời gian tới, Tp Vinh có kế hoạch đầu tư dự án cải tạo sông Vinh, rộng 20m. Hai bên sông Vinh được kè bờ và mở rộng nhằm giảm thiểu lũ lụt tại các khu vực đô thị, giảm nguy cơ người dân tiếp xúc với nước thải và giảm đáng kể việc ô nhiễm trên sông.
|
Nguồn: Báo nghệ an |