Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906 trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Ngày 17/3/1935, Quốc tế Cộng sản gửi cho Ban Chỉ huy ở nước ngoài của Đảng chỉ thị: ông Lê Hồng Phong là Tổng thư ký Đảng Cộng sản Đông Dương, Hà Huy Tập lãnh đạo Ban Chỉ huy ở nước ngoài của Đảng. Từ ngày 27 đến ngày 31/3/1935, tại Ma Cao, đồng chí Hà Huy Tập trực tiếp chủ trì Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ngày 26/7/1936, tại Thượng Hải, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương họp để điều chỉnh đường lối chính trị. Tại hội nghị này, đồng chí được phân công về nước tổ chức lại Ban Chấp hành Trung ương mới và khôi phục các tổ chức Đảng trong nước và đồng chí Hà Huy Tập được bầu là Tổng Bí thư của Đảng vào tháng 10/1936.
Từ tháng 5/1938 đến tháng 30/3/1940, đồng chí Hà Huy Tập 2 lần bị thực dân Pháp bắt và bị kết án tử hình vào ngày 28/8/1941 tại Hóc Môn, Gia Định. Đồng chí Hà Huy Tập khi bị Tòa án thực dân tuyên án tử hình để khuất phục lòng ý chí kiên cường, nhưng không thể. Trước tòa, đồng chí Hà Huy Tập tuyên bố: “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động”. |