| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 2,163
Tất cả: 99,755,116
 
 
Bản in
Tìm về thủ phủ cam Vinh
Tin đăng ngày: 7/12/2016 - Xem: 3227
 

Khoảng năm 2005 trở về trước, cả Việt Nam mới chỉ có khoảng 10 loại nông sản được xây dựng Chỉ dẫn địa lý như cà phê Buôn Mê Thuột, gạo Tám thơm Hậu Giang… Chỉ dẫn địa lý là tấm vé thông hành đưa sản vật các địa phương đến được với các vùng miền, thậm chí, ra thị trường quốc tế. Hiểu được giá trị của cây cam, tỉnh Nghệ An đã xây dựng Chỉ dẫn địa lý Cam Vinh từ năm 2010.

Từ “thủ phủ” Cam Vinh…

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” của Cam Vinh.

Theo các bậc cao niên từng là cán bộ, công nhân các nông trường quốc doanh thời kỳ bao cấp như Nông trường 3-2, Nông trường Xuân Thành, cây cam đã được trồng ở Minh Hợp từ rất lâu, đặc biệt phát triển mạnh vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước.

Ở giai đoạn này, cam trồng tại đây đã được biết đến trên khắp các vùng miền của đất nước, được xuất khẩu sang các nước Đông Âu với khối lượng lên đến hàng nghìn tấn. Cũng từ thời kỳ đó, người tiêu dùng đã công nhận cam là một trong những hàng hóa đặc sản của Nghệ An với tên gọi “Cam Vinh”. 

Ông Hoàng Minh - Giám đốc Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành, Chủ tịch Hiệp hội Cam Vinh cho biết: khi chưa xây dựng Chỉ dẫn địa lý, cam chỉ có giá 5.000 - 7.000 đồng/kg. Từ khi có Chỉ dẫn địa lý, Cam Vinh đã nâng giá trị lên nhiều lần.

Hiện tại, ở Minh Hợp, diện tích cam đã lên đến trên 2.000 ha, trong đó phân nửa đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời điểm này đến các vườn cam ở Minh Hợp nhìn thật đã mắt. Những vườn cam trên những triền đồi thấp đất đỏ bazan nối dài tít tắp. Trong màu xanh tươi tốt cây lá, là lúc lỉu quả cam chín vàng. Và trong những vườn cam luôn tấp nập người mua bán.

Vườn cam của anh Dương Minh Tấn ở Minh Hợp (Quỳ Hợp).
Thu hoạch tại vườn cam của anh Dương Minh Tấn ở xã Minh Hợp (Quỳ Hợp).

Cam ở vùng Minh Hợp, tập trung trồng các giống Valencia, Xã Đoài lòng vàng, Vân Du và cam mát. Cam mát sai quả, chín sớm nhất, nhưng giá trị thấp, khoảng 15.000 - 20.000 đồng/kg; các loại cam còn lại, từ 25.000 - 40.000 đồng/kg; cá biệt có những vườn giữ cam đến được đúng dịp Tết Nguyên đán, cam có giá từ 85.000 - 120.000 đồng/kg. Ông Minh cũng khẳng định, người trồng cam Quỳ Hợp có khoảng 0,5ha là đã “sống ổn”. 

Điều này được ông Kiều Quang Vinh - một chủ vườn chứng thực: chỉ với 0,7ha cam Vân Du, năm 2015, trừ chi phí phân bón, công chăm sóc, ông thu 800 triệu đồng. Năm nay, do thời tiết xấu, mưa nhiều nên phát sinh dịch bệnh, cam bị rụng, sản lượng thấp hơn nhưng cũng sẽ đem lại khoảng 700 triệu đồng.

Còn với Chủ nhiệm HTX Tấn Thanh, anh Dương Minh Tấn, có trong tay 5ha cam, chỉ riêng 1ha với 450 gốc cam Xã Đoài lòng vàng đã có sản lượng không dưới 45 tấn. Có người ngỏ lời “bao” thu mua với giá 42.000 đồng/kg nhưng anh không đồng ý vì dự liệu sẽ để bán vào dịp Tết.

Nhẩm tính, với 1 ha cam này, nếu bán cho người đặt “bao” đó sẽ cho ra số tiền ngót 2 tỷ đồng. Anh Tấn cho hay, đến dịp sát Tết, cam Xã Đoài lòng vàng bán không dưới 70.000 - 80.000 đồng/kg.

Theo ông Phan Đình Đạt - Phó Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp, thì cây cam bây giờ không chỉ là loại cây trồng chủ lực ở Minh Hợp, mà đã lan rộng ra các xã Văn Lợi, Nghĩa Xuân, Hạ Sơn... Năm 2011, diện tích cam trên địa bàn huyện khoảng trên 1.100 ha; nay đã đạt khoảng 2.500 ha. Huyện Quỳ Hợp đã ban hành nghị quyết, đề án để quy hoạch, phát triển loại cây này; trong đó, hướng người trồng cam thực hiện quy trình sản xuất theo một tiêu chuẩn chung, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Lan tỏa” các vùng cam

Chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh, ngược QL7 để đến với vùng cam của huyện Con Cuông. Cam ở địa phương này trồng nhiều tại các xã Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê; chất lượng không kém cam Quỳ Hợp.

Người trồng cam Con Cuông cho biết, từ thời Nông trường Bãi Phủ còn thịnh vượng, xen giữa mênh mông những đồi chè là những vườn cam lớn. Cam Bãi Phủ cũng từng góp mặt trong mặt hàng xuất khẩu để đưa về ngoại tệ, máy móc cho đất nước.

Thời kỳ nông trường quốc doanh suy yếu, cây cam theo đó sa sút dần và mới được phục hồi khoảng 10 năm trở lại nay. Nhưng hình như cũng nhờ vậy, đất Nông trường Bãi Phủ được “nghỉ ngơi”, cây cam trồng lại dồi dào sinh lực hơn.

Các hộ ở Đỉnh Sơn - Anh Sơn chăm sóc cam. Ảnh: N.S
Các hộ ở Đỉnh Sơn - Anh Sơn chăm sóc cam. Ảnh: N.S

Thời điểm này, vào tận vườn thu mua cam Con Cuông cũng có giá đến 32.000 đồng/kg. Theo cán bộ Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Con Cuông, ở đây đã có khoảng 255 ha cam. Huyện đã quy hoạch mở rộng vùng trồng cam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, xác định cây cam là cây trồng chủ lực ở các xã Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê và mở rộng sang các xã Thạch Ngàn, Mậu Đức, Đôn Phục, Bình Chuẩn, Châu Khê, Lục Dạ.

Thậm chí, huyện Con Cuông tính đến việc mời doanh nghiệp chuyên canh cam về xây dựng cánh đồng cam mẫu ở Môn Sơn với diện tích gần 100 ha.

Sát địa giới Con Cuông, có một vùng dân cư thuộc xã Đỉnh Sơn (Anh Sơn) cũng chuyên canh cây cam khoảng dăm năm trở lại đây. Khu vực này vốn cũng thuộc đất Nông trường Bãi Phủ nên cây cam có ở đây cũng đã khá lâu.

Khi thấy cam Con Cuông lên ngôi, người dân Đỉnh Sơn nghĩ đến việc phải gây dựng lại giống cây ăn quả ngày xưa nên đã tự phát đầu tư tiền của để trồng lại. Đã có tổng số 106 hộ tham gia trồng với diện tích trên 60 ha, nhiều hộ trồng trên 1 ha... Thăm vườn bà Đặng Thị Nhâm, dẫu bận bịu với khách mua nhưng bà vẫn tranh thủ cắt cam mời khách và vui vẻ cho biết: Cam Bãi Phủ chất lượng cao, chúng tôi đang tự trồng tự bán, đảm bảo là cam sạch.

Cam được bày bán tại ngã 3 Săng Lẻ (Quỳ Hợp)
Cam được bày bán tại ngã 3 Săng Lẻ (Quỳ Hợp)

Trong chuyến đi dài ngày, chúng tôi đã đến các vùng cam, thăm rất nhiều vườn cam. Ngoài những vùng cam ở Quỳ Hợp, Con Cuông, Anh Sơn..., còn có Yên Thành với các vùng cam tại 2 xã Minh Thành và Đồng Thành.

Diện tích cam tại 2 xã này hiện có hơn 150 ha, trong đó đã có 2 chủ trang trại lớn với diện tích trên 10 ha. Cam ở đây có giống cam chanh, hình thức rất đẹp, quả lớn, màu vàng sáng đều. Khi bóc lớp vỏ áo ngoài, tinh dầu từ vỏ đã tỏa hương rất thơm; khi ăn vị ngọt đậm, xen vị the thanh nhẹ rất dễ chịu, riêng có...

Rời các vùng cam, chúng tôi điểm lại Chỉ dẫn địa lý Cam Vinh để có sự so sánh với thời điểm hiện tại, và nhận thấy cây cam đã được điền tên thêm trên bản đồ nông sản của nhiều huyện, thị của tỉnh. Không chỉ còn ở vùng Xã Đoài (Nghi Lộc), Hưng Trung (Hưng Nguyên), Quỳ Hợp, Yên Thành, Tân Kỳ, mà các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông… cho đến cả huyện núi biên giới Quế Phong cũng đã có mặt cây cam với chất lượng cao. 

Nguyên Giám đốc Sở KH&CN Trần Xuân Bí: “Khoảng năm 2005 trở về trước, cả Việt Nam mới chỉ có khoảng 10 loại nông sản được xây dựng Chỉ dẫn địa lý như cà phê Buôn Mê Thuột, gạo Tám thơm Hậu Giang… Phải hiểu Chỉ dẫn địa lý như là một tấm vé thông hành đưa sản vật các địa phương đến được với các vùng miền, thậm chí, ra thị trường quốc tế. Tầm quan trọng là vậy nên quá trình chọn lựa, suy đi tính lại, tỉnh đã quyết định chọn Cam Vinh để xây dựng Chỉ dẫn địa lý. Như thế, tỉnh đã đánh giá rất cao về giá trị của cây cam”.  


(Còn nữa)

Nhóm P.V-Baonghean.vn

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Ẩm thực:
11 món ăn, đặc sản Việt Nam xác lập Kỷ lục châu Á (8/9/2022)
Mua cá hồi cứ nhắm trúng điểm vàng này, đảm bảo cá tươi (19/5/2021)
Lội bùn “săn cáy” nơi rừng bần thành Vinh (22/4/2021)
Lươn Nghệ An được chế biến 50 món, xác lập kỷ lục Việt Nam (19/7/2019)
50 món lươn xứ Nghệ sẽ có mặt tại Festival Văn hóa ẩm thực du lịch quốc tế Nghệ An (17/7/2019)
Để văn hóa ẩm thực xứ Nghệ trở thành sản phẩm du lịch (2/7/2019)
Ẩm thực xứ nghệ: Hương vị đặc trưng của cháo canh Nghệ An (13/4/2019)
Khám phá quán ăn vặt khoái khẩu “hút” giới trẻ thành Vinh (2/4/2019)
Hương vị duy nhất (6/4/2018)
Thòm thèm 8 món đặc sản nổi danh xứ Nghệ (20/10/2017)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website