Ngày 11/5, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín - VietBank cho biết vừa áp dụng chương trình gửi tiết kiệm trực tuyến (online) lãi suất lên 8% đối với kỳ hạn 36 tháng. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy 0,1% một năm.
Trước đó, hôm 8/5, Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) cũng vừa niêm yết biểu lãi suất mới theo hướng tăng ở các kỳ hạn dài, trong đó mức lãi suất cao nhất lên tới 8,2% một năm cho kỳ hạn 18 tháng, tăng khoảng 0,3% một năm. Ở các kỳ hạn khác, mức lãi suất tương đối cao khi khách hàng gửi kỳ hạn 15 tháng được hưởng 7,9% một năm.
Hay như tại PVcomBank, với các kỳ hạn dài (trừ 12 tháng) nếu khách gửi tiền từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng sẽ được hưởng mức lãi suất tăng thêm 0,1% mỗi năm so với mức lãi niêm yết. Với các khoản tiền gửi từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, lãi suất được cộng thêm 0,2% mỗi năm so với mức lãi suất niêm yết. Với các khoản từ 500 triệu đồng trở lên, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn 0,3% một năm so với mức lãi suất niêm yết...
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần có trụ sở phía Nam cho rằng, có thể một số nhà băng tăng nhẹ lãi suất là để cơ cấu lại nguồn vốn chứ thanh khoản của các ngân hàng hiện nay khá tốt.
Ông cũng cho rằng, theo quy định của Thông tư số 06/2016, từ đầu năm 2017, hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng từ 60% xuống 50%. Để đáp ứng quy định này, các ngân hàng cũng phải tăng vốn trung và dài hạn. "Do đó, đây là thời điểm một vài nhà băng tập trung hút vốn trung dài hạn bằng cách tăng lãi suất để cân đối nguồn vốn", ông nói.
Đây là đợt tăng lãi suất trở lại sau khi đầu tháng 4 vừa qua, thị trường tài chính chứng kiến một loạt ngân hàng bất ngờ có động thái giảm lãi suất huy động. Theo đó, VPBank đã thực hiện giảm 0,3% một năm kỳ hạn gửi 15 tháng xuống còn 7,3% một năm, các kỳ hạn 7-12 tháng giảm 0,1% về tương ứng 6,9% và 7,1% một năm. Hay Ngân hàng Bản Việt cũng đưa ra thông báo giảm 0,1% ở kỳ hạn tiền gửi 18-60 tháng, xuống còn 7,8% một năm. Trong khi đó Ngân hàng Hàng Hải (MaritimeBank) lại giảm 0,2% mức lãi đầu vào kỳ hạn 18-36 tháng, từ 7,4% về còn 7,2% một năm...
Lý giải về những động thái tăng giảm liên tục này, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây là hiện tượng bình thường. Do nhu cầu vốn tại một thời điểm nhất định, một số ngân hàng thương mại cổ phần có thể tăng lãi suất cục bộ và tạm thời nhưng sau đó lại điều chỉnh giảm phù hợp với cung-cầu thị trường.
Thực tế thanh khoản của cả hệ thống ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước khẳng định là đang trong trạng thái khá dồi dào, thị trường không có áp lực tăng lãi suất. Do đó, nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn giữ ổn định, thậm chí theo xu hướng giảm.
Trước đó, hôm 8/5, Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) cũng vừa niêm yết biểu lãi suất mới theo hướng tăng ở các kỳ hạn dài, trong đó mức lãi suất cao nhất lên tới 8,2% một năm cho kỳ hạn 18 tháng, tăng khoảng 0,3% một năm. Ở các kỳ hạn khác, mức lãi suất tương đối cao khi khách hàng gửi kỳ hạn 15 tháng được hưởng 7,9% một năm.
Hay như tại PVcomBank, với các kỳ hạn dài (trừ 12 tháng) nếu khách gửi tiền từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng sẽ được hưởng mức lãi suất tăng thêm 0,1% mỗi năm so với mức lãi niêm yết. Với các khoản tiền gửi từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, lãi suất được cộng thêm 0,2% mỗi năm so với mức lãi suất niêm yết. Với các khoản từ 500 triệu đồng trở lên, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn 0,3% một năm so với mức lãi suất niêm yết...
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần có trụ sở phía Nam cho rằng, có thể một số nhà băng tăng nhẹ lãi suất là để cơ cấu lại nguồn vốn chứ thanh khoản của các ngân hàng hiện nay khá tốt.
Ông cũng cho rằng, theo quy định của Thông tư số 06/2016, từ đầu năm 2017, hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng từ 60% xuống 50%. Để đáp ứng quy định này, các ngân hàng cũng phải tăng vốn trung và dài hạn. "Do đó, đây là thời điểm một vài nhà băng tập trung hút vốn trung dài hạn bằng cách tăng lãi suất để cân đối nguồn vốn", ông nói.
Đây là đợt tăng lãi suất trở lại sau khi đầu tháng 4 vừa qua, thị trường tài chính chứng kiến một loạt ngân hàng bất ngờ có động thái giảm lãi suất huy động. Theo đó, VPBank đã thực hiện giảm 0,3% một năm kỳ hạn gửi 15 tháng xuống còn 7,3% một năm, các kỳ hạn 7-12 tháng giảm 0,1% về tương ứng 6,9% và 7,1% một năm. Hay Ngân hàng Bản Việt cũng đưa ra thông báo giảm 0,1% ở kỳ hạn tiền gửi 18-60 tháng, xuống còn 7,8% một năm. Trong khi đó Ngân hàng Hàng Hải (MaritimeBank) lại giảm 0,2% mức lãi đầu vào kỳ hạn 18-36 tháng, từ 7,4% về còn 7,2% một năm...
Lý giải về những động thái tăng giảm liên tục này, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây là hiện tượng bình thường. Do nhu cầu vốn tại một thời điểm nhất định, một số ngân hàng thương mại cổ phần có thể tăng lãi suất cục bộ và tạm thời nhưng sau đó lại điều chỉnh giảm phù hợp với cung-cầu thị trường.
Thực tế thanh khoản của cả hệ thống ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước khẳng định là đang trong trạng thái khá dồi dào, thị trường không có áp lực tăng lãi suất. Do đó, nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn giữ ổn định, thậm chí theo xu hướng giảm.
Tác giả bài viết: Lệ Chi
Nguồn tin: