Nhắc đến rượu nếp Nghi Đức và làng nghề nấu rượu ở xóm Xuân Trung, xã Nghi Đức (TP. Vinh) vừa mới được UBND tỉnh công nhận không ai không biết đến anh Nguyễn Hồng Ngân - Giám đốc Công ty CP Dương Bình Linh, người có công rất lớn trong việc khôi phục lại một nghề truyền thống của cha ông.
Là con út trong gia đình có 12 anh em, sau khi học xong phổ thông, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nên Nguyễn Hồng Ngân không có điều kiện đi học mà phải ở nhà làm kinh tế. Sinh ra và lớn lên ở làng có nghề nấu rượu nổi tiếng, Ngân nhận thấy đây là một vốn quý mà ông bà truyền lại, cần phải được phát huy.
Với suy nghĩ như vậy, nên trong các dịp đi chơi, tham quan, anh đều cố gắng đến tận các làng nghề nấu rượu đã thành danh trong nước như làng Vân (Bắc Giang), bàu Đá (Bình Định), Đức Thọ (Hà Tĩnh), rượu ngô (Hà Giang)… để quan sát, học hỏi.
Từ những chuyến đi học hỏi, Ngân về bàn với vợ, vay mượn bạn bè để nâng cấp cơ sở sản xuất theo quy trình mới.
Đến năm 2009, qua nhiều kênh tìm hiểu, anh Ngân tiếp cận và mua lại được 1 lò nấu rượu ở Bắc Cạn do một kỹ sư người Pháp chế tạo theo công nghệ hiện đại. Đây là công nghệ nấu rượu khá hiếm ở nước ta vì nó không chỉ mang lại hiệu quả mà quan trọng hơn là đảm bảo cho ra lò sản phẩm rượu có chất lượng, an toàn cho người dùng.
Anh Ngân cho biết thêm: Sau khi ra lò, rượu được đưa tiếp vào bình chuyên dụng để lọc và sau đó chưng cất trong chum sành, đảm bảo từ 6 tháng trở lên mới đưa ra thị trường. Để đảm bảo sản phẩm rượu luôn an toàn, gia đình tuyệt đối chọn nguồn men truyền thống có chất lượng, xuất xứ rõ ràng để ngâm ủ.
Men ngâm rượu của gia đình là men hình thành từ thiên nhiên do một doanh nghiệp ở Bắc Giang sản xuất, cung cấp men cho rượu Làng Vân và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bản quyền về sở hữu trí tuệ.
Qua quan sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, nghề nấu rượu Nghi Đức có lợi thế lớn là có nguồn nước ngầm rất tốt. Yếu tố trên cùng với việc sản xuất được giám sát chặt chẽ, đảm bảo rượu sạch và an toàn, nên rượu nếp Nghi Đức của gia đình anh Ngân dần dần tìm được chỗ đứng trên thị trường. Đặc biệt, từ sự thành công của anh Ngân, nhiều gia đình cũng đã phục dựng lại nghề truyền thống. Từ chỗ chỉ có dăm bảy gia đình nấu thì nay đã có 126 hộ nấu với trên 135 lao động, chiếm gần 60% lao động xóm. Nhờ nghề truyền thống được khôi phục nên nghề chăn nuôi cũng phát triển thêm mang lại thu nhập ổn định cho bà con.
Qua quan sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, nghề nấu rượu Nghi Đức có lợi thế lớn là có nguồn nước ngầm rất tốt. Yếu tố trên cùng với việc sản xuất được giám sát chặt chẽ, đảm bảo rượu sạch và an toàn, nên rượu nếp Nghi Đức của gia đình anh Ngân dần dần tìm được chỗ đứng trên thị trường. Đặc biệt, từ sự thành công của anh Ngân, nhiều gia đình cũng đã phục dựng lại nghề truyền thống. Từ chỗ chỉ có dăm bảy gia đình nấu thì nay đã có 126 hộ nấu với trên 135 lao động, chiếm gần 60% lao động xóm. Nhờ nghề truyền thống được khôi phục nên nghề chăn nuôi cũng phát triển thêm mang lại thu nhập ổn định cho bà con.
Trên cơ sở xem xét hồ sơ, năm 2017, UBND tỉnh đã công nhận làng nghề nấu rượu truyền thống cho xóm Xuân Trung, Nghi Đức.
Ông Nguyễn Bình Triều – Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Đức cho hay: Xuân Trung là làng nghề nấu rượu duy nhất cho đến thời điểm này được công nhận. Giữ được nghề do cha ông để lại nhưng địa phương trăn trở vì đây là sản phẩm liên quan đến sức khỏe cộng đồng.Vì vậy, sắp tới cùng với việc liên hệ các cơ sở có uy tín đứng ra cung cấp nếp cho bà con, xã sẽ có phương án kiểm soát chặt chẽ đầu ra sản phẩm nhằm đưa sản phẩm rượu nếp Nghi Đức phát triển bền vững trên thị trường.