| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 5,177
Tất cả: 99,758,130
 
 
Bản in
Những dấu tích của Hoàng đế Quang Trung trên núi Đại Huệ
Tin đăng ngày: 16/7/2008 - Xem: 4671
 

(PTTH_Vinh) Nghệ An không chỉ là quê tổ của vị Hoàng đế gắn liền với nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, mà còn là nơi khắc ghi nhiều dấu ấn của Người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ trong những thời điểm lịch sử khác nhau.

Theo PGS – TS Đỗ Bang trong cuốn: “Những khám phá mới về hoàng đế Quang Trung” và Hồ Sĩ Giàng trong cuốn: “Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam” cội nguồn của dòng họ Hồ là Hồ Hưng Dật sang cư trú ở hương Bàu Đột - nay thuộc xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Dòng họ Hồ có nhiều chi nhánh sống khắp các vùng miền trong cả nước. Trong đó, nguồn gốc của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ thuộc xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

 

 

 

Upload

  Trên đỉnh Núi Đại Huệ

 

 

- Lam Thành - nơi Hoàng đế Quang Trung dừng chân để tuyển thêm hàng vạn tinh binh là con em xứ Nghệ, bổ sung vào đội trung quân do Ông chỉ huy. Đây cũng là nơi Hoàng đế Quang Trung tổ chức cuộc duyệt binh lớn và tuyên bố với ba quân tướng sĩ:

Đánh cho để dài tóc.

Đánh cho để đen răng.

Đánh cho nó chích luân bất phản.

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.

Đánh cho nó sở tri Nam quốc anh hùng duy hữu chủ.

- Núi Phượng Hoàng - nơi La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp thừa mệnh vua chọn đất để xây dựng Trung Đô Phượng Hoàng Thành nhằm phục vụ cho ý đồ chuyển dời toàn bộ Kinh đô từ Phú Xuân về vùng đất mà theo Ông: “ Có khí tượng tươi sáng, thuận cho việc vào Nam ra Bắc thật là vùng đất Đế Đô”

Trong bài viết này, nhân kỷ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô Vinh, chúng tôi đề cập đến những dấu tích của Hoàng đế Quang Trung và vương triều Tây Sơn trên dãy núi Đại Huệ sau hơn 200 năm qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử, thông qua các cuộc khảo sát trên hiện trường lịch sử gần đây.Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin đề cập đến một số phát hiện mới của chúng tôi trong đợt khảo sát trên hiện trường với sự tham gia của TS Hồ Bá Quỳnh (35 - Hồ Hán Thương- Phường cửa Nam- thành phố Vinh), Tiến sĩ Nguyễn Quang Hồng - giảng viên khoa lịch sử Đại hoc Vinh, Nguyễn Lan – Đài PTTH Bình Định, Lê Chung - Đài PT-TH Thành phố Vinh), Ngô Doanh (Báo Tiếng nói Việt Nam), Hồ Sắc (Báo công An Nghệ An)

Dãy Đại Huệ là một trong những dãy núi lớn ở các huyện đồng bằng trung du hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Phía Tây dãy Đại Huệ, tiếp giáp với một khối núi lớn ở dốc Truông Bồn, thuộc địa phận xã Nam Hưng- Nam Đàn và địa phận xã Mỹ Sơn - Đô Lương, xã Thanh Ngọc - Thanh Chương. Vùng đất này nhân dân địa phương vẫn gọi là : “Gà gáy ba huyện cùng nghe”.

Muốn vượt qua núi Đại Huệ chỉ có hai Truông: Truông Băng thuộc địa phận xã Nam Thanh và Truông Hến thuộc phần đất xã Nam Anh. Bùi Dương Lịch khi biên soạn Nghệ An ký đã viết: “Núi Đại Huệ ở xã Nộn Liễu, Huyện Nam Đường, là núi lớn trong huyện. Phía Bắc trông sang núi Đại Hoạch, phía Đông liền với các núi Đại Bàn, Đại Tứ và Đại Hải. Trên đỉnh có động Thăng Thiên, trong động có chùa Hồ Vương Đại Tuệ. Bên trái chùa có một ngọn suối chảy xói thành giếng đá, sườn núi chè trồng xanh tốt, rất đáng thưởng ngoạn. Thật là một đại danh thắng ở Nghệ An.

      Upload                                                    

Upload

       

                                       Sách tai chùa Đại Tuệ

Sau khi tuyển quân và tổ chức duyệt binh tại Lam Thành, Hoàng đế Quang Trung ra lệnh cho quân sĩ cấp tốc lên đường. Để rút ngắn thời gian hành quân, Ông cho quân sĩ vượt qua dãy Đại Huệ, thẳng tiến ra bắc. Một cánh quân vượt qua Truông Băng, một cánh quân vượt qua Truông Hến. Một lý do khác đáng quan tâm là: Hoàng đế Quang Trung từng cho quân sĩ vượt qua núi Đại Huệ và dừng chân  nghỉ lại trên đỉnh núi Đại Huệ vào những ngày cuối cùng của năm 1788, trước khi tiến ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh. Theo nhân dân địa phương ông đã vào thắp hương tại chùa Đại Tuệ, nhà sư trong chùa hướng dẫn ông con đường hành quân nhanh nhất trên địa bàn Nghệ An để ra Bắc.

  Khi đánh thắng giặc Thanh trở về, Ông lấy 20 mẫu ruộng ở địa bàn xã Nam Anh ngày nay cấp cho chùa Đại Tuệ. Số ruộng đất này được tăng ni phật tử, nhân dân trong vùng cày cấy giúp nhà chùa. Toàn bộ hoa lợi thu hoạch được nhân dân giao lại cho các nhà sư trụ trì trên chùa Đại Tuệ. Từ đó chùa Đại Tuệ còn có tên là chùa Đại Huệ. Diện tích ruộng đất mà Hoàng đế Quang Trung cấp cho chùa Đại Huệ  tồn tại đến cải cách ruộng đất  mới được đem chia cho nông dân. Như vậy, từ khi Hoàng đế Quang Trung còn trị vì, chùa Đại Tuệ đã có mối liên hệ gần gũi với Vương triều Tây Sơn. Cây đa Nguyễn Huệ xanh tốt ngay giữa lưng chừng núi.  Đáng tiếc, sau hai trăm năm tồn tại mãi đến những năm cuối cùng của thập kỷ 80 thế kỷ XX, cây đa này bị chặt bỏ vì sự thiếu hiểu biết của một số người dân địa phương. Bãi đất này hiện vẫn còn và có thể tìm thấy những rễ đa còn lại không mấy khó khăn.

Nhờ sự góp tay của nhiều nam thanh niên trong việc phát quang lau lách, cây rừng sau khoảng 1 giờ đồng hồ chúng tôi đã tiếp cận được một khu vực có nhiều đá xếp khá ngay ngắn với diện tích khoảng 80- 100m2. Khu vực này nhân dân địa phương khẳng định là nơi yên nghỉ của Hoàng đế Cảnh Thịnh.? Theo quan sát của chúng tôi đây có thể là một ngôi mộ cổ được cư dân trong vùng dùng đá xếp chồng lên nhau theo hình vòng xoắn ốc khá quy củ. Những cụ già trong vùng có mặt tại hiện trường lịch sử còn chỉ cho chúng tôi ngôi mộ khác và khẳng định đó là mộ của một nhà sư trụ trì ở chùa Đại Tuệ. Cả hai ngôi mộ này nằm cách chùa Đại Tuệ chừng vài chục m bên cạnh con đường mòn từ chùa đi xuống giếng đá trên núi mà nhiều tài liệu đã đề cập đến. 

 Upload

               Khu mộ đá      

 Sau qua trình nghiên cứu và khảo sát hiện trường, chúng tôi phát hiện được một số chi tiết liên quan đến dấu tích của Hoàng Đế Quang Trung trên núi Đại Huệ.

Điểm khảo sát đầu tiên tại lưng chừng núi là những tảng đá lớn có tên gọi Đá đầu Bếp: Theo nhân dân địa phương đây là những hòn đá được quân sĩ kê để nấu ăn khi hành quân qua đây. Hiện nay, những hòn đá này vẫn còn.  Cách bãi đá đầu bếp khoảng 50 - 70 m theo hướng đi lên đỉnh núi, có một số hòn đá được khắc chữ Hán, nét to, rõ, dứt khoát hiện vẫn còn. Nhưng do mất một nét, một số chữ và những chữ này được khắc trên những hòn đá chênh vênh có độ cao từ 2,8 - 3,5 m, rêu phong, khá nguy hiểm, việc khảo sát nghiên cứu rất khó khăn. Mặc dầu đã nhiều lần tìm cách tiếp cận nhưng cho đến nay việc xác định nội dung của bức thông điệp trên đá này vẫn chưa được xác định. Nhân dân địa phương khẳng định những dòng chữ này do Hoàng đế Quang Trung cho quân sĩ khắc?.

Tiếp theo là tảng đá lớn được nhân dân nơi đây gọi là Mõ Đá: Đây là một khối đá tự nhiên nằm chếch về phía Tây chùa Đại Tuệ, cách chùa khoảng 100 - 120m, khi gõ vào có âm thanh phát ra như tiếng mõ. Kết quả khảo sát của chúng tôi trong ngày 26- 4- 2007 như sau:  Đỉnh khối đá cao 2,83m, phần giữa thân khối đá cao 1,95m,  giữa thân khối đá rộng 3,45m, trên mõm đá chiều rộng là 2, 8m, khối đá dài 4, 6m. Khối đá này gồm hai tảng đá nằm chồng lên nhau, tạo ra một khoảng trống chạy dài theo khối đá, nhờ đó, khi dùng đá gõ vào mỏm cao nhất của khối đá, âm thanh phát ra vang vọng đều đều như tiếng mõ, cách xa vài chục m vẫn nghe rõ. Nhân dân địa phương cho rằng khi hành binh qua núi Hoàng đế Quang Trung đã dùng mõ này để thúc dục quân sĩ xuống núi(?).

Ngay trước chùa Đại Tuệ, có một phiến đá được gọi là Ngai đá: Là một khối đá tự nhiên giống như chiếc ngai vàng do thiên tạo. Kết quả đo được như sau: Bề ngang ngai đá rộng: 1, 12m, mặt ngai rộng 1,26m, lưng ngai rộng 1,04m, riêng phần giữa lưng ngai rộng 0,98m từ mặt ngai lên lưng ngai có chiều cao 1,76m. Toàn bộ ngai đá này dài 3,70m. Từ đất lên mặt ngai cao 1,24m. Ngai đá này nằm cách chùa Đại Tuệ khoảng 50- 60m về phía Nam.  Ngai đá là một kiệt tác hoàn hảo mà tạo hoá đã  ban tặng cho con người nơi đây  từ nhiều thế kỷ trước. Những đám địa y mọc trên bề mặt càng làm tăng thêm vẻ đẹp của ngai đá. Bên cạnh ngai đá còn có một hòn đá trông tựa như  con người đang cúi khom lưng  mà cư dân địa phương gọi là “đá Tể tướng”.(?)

        Nhân dân địa phương cho rằng chiếc ngai đá này đã được thiên nhiên tạo ra dành cho các Hoàng đế như: Cha con Hồ Quý Ly về xây thành trên núi vào đầu thế kỷ XV để chống quân Minh, sau đó đến Hoàng đế Quang Trung ngồi khi hành binh qua núi và khi Hoàng đế Cảnh Thịnh cải trang về ở trong chùa Đại Tuệ đi tu thỉnh thoảng vẫn ngồi trong những năm tháng cuối đời.(?)

Upload

 

                       Ngai đá - nhìn từ phía sau

Đá chuông: là một tảng đá tự nhiên  nằm cách chùa Đại Tuệ khoảng 200 - 250m, theo hướng Đông Bắc, ngay bên cạnh một khe suối nhỏ đã cạn nước. Kết quả đo cụ thể như sau: khối đá dài 5,6m, phần thân nơi rộng nhất 4, 4m, phần trên đỉnh rộng 1,5m, độ dày của phần trên đỉnh trên chỉ 0, 47m  cả khối đá có độ cao (dày) 2,8m. Khối đá bị đứt gãy thành hai phần: phần trên nằm song song, tạo thành một khoảng không gian rỗng chạy dài theo khối đá.  Có thể đây là một trong những yếu tố để khi gõ vào khối đá này phát ra âm thanh như tiếng trống đồng mà ở khoảng cách 100m vẫn có thể nghe thấy rõ. Các cụ già trong vùng khẳng định Hoàng đế Quang Trung đã dùng hòn đá này để dục quân xuống núi và có một số cụ khẳng định đây là: “Đá chuông lệnh” hay “Đá kiểm quân” (?).

Điểm đáng lưu ý trên đỉnh núi Đại Huệ là ngôi mộ đá: Theo hướng dẫn của các cụ già trong vùng, chúng tôi cùng tham gia dọn cây cỏ, lau lách... Kết quả là phát hiện ra một ngôi mộ đá được xếp bởi vô số các khối đá lớn nhỏ, theo từng lớp cao thấp rất công phu. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa dọn sạch toàn bộ lau lách và cây rừng nên chưa tiến hành đo đạc được diện tích cụ thể của khu mộ đá này.

Nhân dân địa phương cho đây là ngôi mộ của Hoàng đế Cảnh Thịnh. Đây thực sự là một vấn đề cần khảo sát,  nghiên cứu để đưa ra kết luận cuối cùng.

Dưới chân núi Đại Huệ thuộc địa phận xã Nam Anh trước cách mạng tháng Tám 1945, còn có 20 mẫu do Hoàng đế Quang Trung cấp  cho chùa Đại Tuệ sau khi chiến thắng quân Thanh trở về để cảm tạ Phật bà Đại Tuệ đã che chở phù hộ cho ông và quân sĩ. Số ruộng đất này được nhân dân trong vùng cày cấy, thu hoạch giúp cho nhà chùa. Toàn bộ sản phẩm thu được đều nạp lại cho nhà chùa. Cũng từ đó chùa Đại Tuệ còn có tên gọi là chùa Đại Huệ và được nhân dân Nghệ An- Hà Tĩnh quanh năm hương khói phụng thờ. Trong cải cách ruộng đất số ruộng đất này được đem chia cho nông dân.

Qua nhiều chuyến khảo sát khá quy mô trên núi Đại Huệ của các nhà khảo cổ. Kết quả thu được thật đáng khích lệ, nhưng để thẩm định chính xác những di vật, di tích, phế tích còn lại trên dãy núi Đại Huệ thật sự không đơn giản chút nào. Việc xác định được liệu mộ đá trên núi Đại Huệ có phải là mộ của Hoàng đế Cảnh Thịnh hay không hoặc toà thành trên núi Đại Huệ và dưới chân núi Đại Huệ có phải do cha con Hồ Quý Ly xây dựng hay không thực sự đã trở thành những khám phá đầy ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc.

Lê Chung – Quang Hồng

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin văn hóa:
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI (27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ" (27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào? (27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An (27/1/2023)
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì? (20/1/2023)
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo trong khi các nước châu Á lại là thỏ? (20/1/2023)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 (9/1/2023)
Nghệ An có 6 nghệ sĩ được xướng tên tại lễ vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 (9/1/2023)
Phan Bội Châu với tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đấu tranh cách mạng (26/12/2022)
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Hồ Xuân Hương trên quê hương Nghệ An (28/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website