| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 826
Tất cả: 99,762,960
 
 
Bản in
Đề phòng say nắng, say nóng mùa hè
Tin đăng ngày: 6/5/2019 - Xem: 2240
 
Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà còn có thể gây đột quỵ.

Nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và thậm chí gây tử vong. Vì vậy, cần hết sức cảnh giác và biết phòng ngừa.

Khi nào bị say nắng, say nóng?

Say nắng là tình trạng thân nhiệt tăng cao quá mức (thường trên 400C), xảy ra do cơ thể bị tăng thân nhiệt sau một thời gian dài bởi cơ thể khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, hay tắm biển, sông, ao hồ khi trời nắng gắt, nhiều tia nắng mặt trời (tia cực tím) sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy (tương ứng với vùng hành tủy của não bộ). Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể, trong khi cơ thể chưa thích nghi kịp và cơ thể bị mất nước làm tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát thân nhiệt.

Say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

Say nóng: là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh.

Say nóng thường do phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)... dưới trời oi bức sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó gây nên tình trạng mất nước trầm trọng của cơ thể là chủ yếu.

Cần xử trí đúng người bị say nóng, say nắng.
Cần xử trí đúng người bị say nóng, say nắng.

Nhận biết sớm để giảm tử vong

Các biểu hiện của say nắng tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian ở ngoài nắng. Một đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt một cách đột ngột trong khi đó không ra mồ hôi. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước và chất điện giải (muối) lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong.

Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Vì vậy, người bị say nắng thường thấy da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.

Nếu để xảy ra say nắng, say nóng sẽ rất nguy hiểm, có thể giết hoặc gây tổn thương cho tế bào thần kinh trung ương (tế bào não) và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Bởi vì say nắng, say nóng bao giờ cũng dẫn đến một tình trạng tăng cao thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng cao sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn. Hiện tượng này sẽ dẫn tới hậu quả làm giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng và có thể gây tử vong nếu cấp cứu không kịp thời.

Một yếu tố nguy cơ khác là khi thân nhiệt tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Xử trí đúng

Trước mọi trường hợp bị say nắng, say nóng, cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, đó là đưa ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, nhanh chóng lấy nước đổ lên đầu, vẩy nước lên người nạn nhân hoặc lấy khăn thấm nước mát phủ lên người để giảm thân nhiệt.

Nếu cơ thể nóng bừng và không thể đổ mồ hôi, lúc đó có thể nạn nhân đang bị mất nước, cần làm mát cơ thể bằng uống nước mát có pha muối là tốt nhất hoặc trực tiếp đổ nước lên người. Nếu có điều kiện, nên chườm mát (bằng khăn sạch nhúng nước mát) ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như hai vùng nách, hai vùng bẹn, cổ nhằm nhanh chóng làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân. Đây là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết bởi say nắng, say nóng nguyên nhân là do thân nhiệt tăng và mất nước.

Lưu ý, không nên dùng nước đá để hạ nhiệt bởi vì làm như vậy nhiệt không hạ nhưng có thể làm cho tim đập nhanh, thậm chí đột qụy.

Nếu nạn nhân không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở hoặc bất tỉnh, cần nhanh chóng kêu gọi mọi người hỗ trợ gọi xe để nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Lời khuyên của thầy thuốc

Không làm việc quá lâu hoặc đi lại hay chơi thể thao (người lớn chơi golf, trẻ em chơi đá bóng hoặc đùa nghịch) trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.

Sau mỗi 1 giờ làm việc ngoài trời nắng nóng hoặc trong hầm lò, nhà máy, nên nghỉ giải lao khoảng 10 - 15 phút.

Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, đi lại, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính... (nên dùng áo cotton dài tay giúp hấp thụ mồ hôi của cơ thể trong khi vẫn giữ cơ thể được mát mẻ và nên mặc quần áo sáng màu để cơ thể hấp thụ nhiệt ít nhất).

Cần mang theo đủ nước uống trước khi ra ngoài trời trong thời tiết nắng nóng để bù nước kịp thời.

Với trẻ em và người cao tuổi, trong những ngày nắng nóng, cần hạn chế đến mức tối đa ra ngoài trời nắng.

Theo Báo SKĐS

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Sức khỏe và đời sống:
Một số lợi ích của việc hấp rau củ (16/1/2023)
Phát hiện cơ sở sản xuất cà muối lớn nhất TP. Vinh vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (7/1/2023)
Nâng cao toàn diện công tác chăm sóc sức khoẻ người dân (20/12/2022)
Hưng Nguyên xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 (22/11/2022)
Pfizer chuẩn bị thử nghiệm vaccine kết hợp ngừa Covid-19 và cúm (4/11/2022)
Tác hại của khói thuốc lá đối với hô hấp ở trẻ em (23/10/2022)
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư ở 10 bộ phận của cơ thể (17/10/2022)
Đậu mùa khỉ và thủy đậu, phân biệt thế nào? (6/10/2022)
6 công dụng 'thần kỳ' của vitamin C đối với sức khỏe con người (5/10/2022)
200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu (12/9/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website