| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 5,781
Tất cả: 99,767,915
 
 
Bản in
Thi trên máy tính: Những việc cần làm
Tin đăng ngày: 21/10/2019 - Xem: 1717
 

Phương án đổi mới kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia hướng tới việc thí sinh làm bài thi trên máy tính đang được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều này còn nhiều việc cần phải làm, trong đó vấn đề chuẩn hóa ngân hàng đề thi phải được đầu tư xây dựng sớm. Riêng với câu hỏi thi trên máy tính có giảm được gian lận hay không, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Thi trên máy tính: Những việc cần làm - 1

Làm bài kiểm tra trên máy tính là xu hướng tất yếu, tuy nhiên cần tính đến đặc thù của các địa phương.

Phương án đổi mới kỳ thi THPT quốc gia hướng tới việc thí sinh làm bài thi trên máy tính có giảm thiểu được gian lận hay không vẫn đang là vấn đề nhận được nhiều quan tâm của xã hội.

Cần chuẩn hóa ngân hàng đề thi

Mặc dù phương án thi, làm bài kiểm tra trên máy tính là xu hướng tất yếu đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng song ở Việt Nam, việc này vẫn còn khá mới mẻ. Hiện mới có một số trường đại học (ĐH) tiên phong trong việc sử dụng công nghệ cao vào việc kiểm tra, đánh giá sinh viên. Trường ĐH Y Hà Nội từ năm đã tổ chức thi học kỳ trên máy tính bảng. 

Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc này, từ năm 2010, nhà trường đã chuyển đổi các bài thi sang hướng thi trắc nghiệm trên giấy, đến năm 2013, trường cho sinh viên thi trắc nghiệm trên 200 máy tính. Đến năm 2018, nhà trường trang bị 780 máy tính bảng phục vụ thí sinh dự thi.

Như vậy, thí sinh đi thi không cần mang theo bất kỳ giấy bút, chứng minh thư mà chỉ cần chạm vân tay lên màn hình máy tính sẽ hiện lên thông tin cá nhân, vị trí ngồi và môn thi. Về độ tin cậy của hình thức thi này, nhà trường trang bị 100 camera giám sát với độ bảo mật cao.

Nhà trường cũng cho biết thêm, một vấn đề quan trọng không kém việc giám sát kỳ thi là việc chuẩn bị cho thi trắc nghiệm, nhà trường phải xây dựng ngân hàng câu hỏi với 70.000 câu trắc nghiệm. Từ nguồn này, các bài thi sẽ được xây dựng đảm bảo không trùng nhau và chất lượng tương đương giữa các mã đề đảm bảo cho việc thi của sinh viên đảm bảo khách quan, công bằng và đánh giá chính xác học lực của sinh viên.

Từ kinh nghiệm này, nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề chuẩn hóa ngân hàng đề thi cần được đầu tư xây dựng từ sớm vì việc tổ chức thi nhiều lần đòi hỏi phải có các đề thi tương ứng với độ khó tương đương nhau nhằm đánh giá chính xác thí sinh. Kinh nghiệm từ các đề thi các năm cho thấy có sự chênh lệch rất rõ. Đơn cử như năm 2017, đề thi dễ, mức điểm của thí sinh rất cao nên Trường ĐH Y Hà Nội lấy điểm chuẩn ngành Bác sĩ đa khoa là 29,25. Thế nhưng, sang năm 2018, vẫn là thi THPT quốc gia, kết quả điểm thi lại thấp nên điểm trúng tuyển ngành Bác sĩ đa khoa của trường này giảm xuống còn 24,7.

Công tác chuẩn hóa đề thi cần được đặt lên hàng đầu để kết quả phản ánh đúng được năng lực của thí sinh, tránh tạo ra sự thiệt thòi cho những thí sinh không có điều kiện dự thi nhiều lần, đặc biệt là các thí sinh vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.

Thi trên máy tính: Những việc cần làm - 2

Vẫn không chắc chắn giảm gian lận

Đối với câu hỏi thi trên máy tính có giảm được gian lận hay không, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Bởi theo các chuyên gia, công nghệ cũng là do con người thiết lập và vận hành. Khi tổ chức thi trên máy tính, có ứng dụng công nghệ thì yếu tố con người được giảm bớt và hy vọng góp phần hạn chế gian lận, tiêu cực trong thi cử.

Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng công nghệ vào bài thi của kỳ thi THPT quốc gia nếu được tổ chức ở tại địa phương vẫn không thể chắc chắn giảm thiểu được gian lận như cách Trường ĐH Y Hà Nội đang triển khai. Bởi yếu tố “nhất thân nhì quen”, bởi lo lắng cho con em của chính mình hay bệnh thành tích trong giáo dục lâu nay vẫn tồn tại…

Về vấn đề này, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) Quách Tuấn Ngọc cho rằng, trên thực tế chưa có sự trải nghiệm, cũng chưa thí điểm kỳ thi tại bất kỳ địa phương nào nên chưa thể khẳng định thi trên máy tính có giảm được tiêu cực hay không. “Bộ GD-ĐT phải lường trước được việc gian lận khi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 là do một số cán bộ câu kết với nhau.Hơn nữa, 1 đợt thi cần hàng trăm nghìn máy tính nhưng chỉ dùng mấy tiếng đồng hồ thì rất lãng phí. Vì vậy, Bộ GD-ĐT phải lấy ý kiến góp ý của người dân, sau đó có đề án trình Chính phủ phê duyệt” - ông Ngọc nói.

Ông Ngọc cũng lưu ý khi áp dụng thi trên máy tính, việc nối mạng cũng là vấn đề cần quan tâm đối với những trường ở vùng sâu, vùng xa. Mặc dù trong giai đoạn đầu Bộ GD-ĐT dự định áp dụng thí điểm tại những tỉnh thành phố có điều kiện trước sau đó mới triển khai trên diện rộng nhưng về lâu dài, chắc chắn cần tính đến điều này,

Sắp tới, Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, nhiều ý kiến đề xuất Bộ GD-ĐT nên tạo hành lang pháp lý và cơ chế tài chính thông thoáng, hấp dẫn để thành lập trung tâm khảo thí độc lập với sự tham gia của các tổ chức bên ngoài. Những trung tâm khảo thí này độc lập với Bộ, hoàn toàn có thể xây dựng được ngân hàng đề thi tốt trong một thời gian ngắn khi có sự đầu tư nguồn lực lớn.

Tất nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn cần thanh tra, kiểm tra, giám sát… nhưng để giữ uy tín đối với xã hội, các trung tâm khảo thí độc lập sẽ cạnh tranh với nhau về chất lượng nên tin tưởng sẽ có kết quả thi đáng tin cậy, phản ánh đúng năng lực của thí sinh sẽ được các trường ĐH tín nhiệm sử dụng.

Trước mắt, trong giai đoạn đầu thí điểm thi trên máy tính vẫn còn hình thức thi song song là viết bài trên giấy như lâu nay chúng ta đang triển khai. Tuy nhiên, cần tính đến những thí sinh có nguyện vọng, nhu cầu có thể thoải mái đăng ký tham dự. Như vậy, không chỉ những thí sinh ở thành phố lớn mà những tỉnh thành vùng ven có nguyện vọng vẫn có thể được tham dự. Tuy nhiên, cần tính toán thận trọng, nếu không học sinh ở các tỉnh lại đổ dồn về thi trên máy tính để tự tạo thêm cơ hội cho mình thì sẽ làm áp lực của kỳ thi THPT quốc gia lại tăng lên…

Theo Đại đoàn kết

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin giáo dục:
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT (16/1/2023)
Thông báo kết quả xét tuyển viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố Vinh đợt 1 năm 2022 (13/1/2023)
Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại thành phố Vinh (28/12/2022)
Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự xét tuyển vòng 2 (20/12/2022)
Nghệ An: Hơn 400 giáo viên tham dự Kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh bậc tiểu học (30/11/2022)
Thành phố Vinh và huyện Quỳ Châu giành giải Nhất toàn đoàn Cuộc thi Tìm hiểu di sản văn hóa (24/11/2022)
91 nhà giáo xuất sắc, tiêu biểu ở Nghệ An được khen thưởng (18/11/2022)
Hàng nghìn học sinh ở Nghệ An lo lắng vì các kỳ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ bị hoãn (11/11/2022)
Phụ huynh, học sinh hụt hẫng vì thông tin tạm hoãn các kỳ thi IELTS (11/11/2022)
Nghệ An giành Huy chương Vàng bóng chuyền hơi nam nữ tại Hội thao Người giáo viên nhân dân (6/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website