| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 7,471
Tất cả: 99,760,424
 
 
Bản in
Hai giếng cổ độc đáo giữa lòng thành Vinh
Tin đăng ngày: 10/5/2020 - Xem: 1712
 
Ở khối 12, phường Bến Thủy (TP. Vinh) hiện có hai giếng cổ nằm trong khuôn viên nhà dân. Điều đáng nói là những cái giếng này hầu như vẫn còn được giữ nguyên trạng, nước trong vắt và được dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
 

Giếng cổ đầu tiên hiện nằm giữa phần sân cụ Nguyễn Thị Thành (tên thường gọi là Lê Thị Tùng). Cụ Thành năm nay 90 tuổi, có hai con trai là liệt sĩ, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Hiện trí nhớ cụ Thành đã giảm sút, không còn nhớ được nhiều.

Giếng cổ trong sân gia đình cụ Nguyễn Thị Thành miệng đã được bịt kín bằng những tấm bê tông. Ảnh: Công Khang

Theo lời ông Trần Văn Linh (60 tuổi), là con trai cả của cụ Nguyễn Thị Thành, từ lúc mới lẫm chẫm tập đi đã thấy cái giếng này ở trước sân nhà. Cụ thân sinh của ông lúc còn sống từng kể, giếng đã có từ lâu đời, có thể từ trước thời thuộc Pháp. Không thể xác định niên đại cụ thể nhưng cái giếng trước sân nhà có lịch sử từ hàng trăm năm trước.

Giếng được ghép bằng những khối đá một cách khéo léo. Ảnh: Công Khang

Do giếng nằm ở giữa sân nên để tránh sự bất tiện trong sinh hoạt, gia đình cụ Thành đã hạ thấp thành giếng xuống còn khoảng 30cm. Và miệng giếng được bịt bằng những tấm bê tông để tránh nguy cơ người và các vật dụng bị rơi xuống, chỉ chừa chỗ để đặt ống máy bơm. Giếng có đường kính gần 2,5m, sâu hơn 3m, nhiều năm trước được dùng cho sinh hoạt gia đình, từ nấu ăn, tắm giặt, tưới rau.

Những năm gần đây, hệ thống nước máy được dẫn về tận nhà nhưng gia đình cụ Thành vẫn đặt máy bơm lấy nước từ giếng này để phục vụ nhu cầu tắm giặt, rửa nhà và tưới vườn rau, cây cối. Đặc biệt, nấu nước chè xanh gia đình chỉ dùng nước giếng cổ.

Nước giếng cổ được gia đình ông Trần Văn Linh dùng để tắm rửa, giặt giũ và tưới rau, cây cối trong vườn. Ảnh: Công Khang

Theo quan sát, thành giếng cổ được ghép bằng những khối đá lớn một cách khéo léo, vừa chắc chắn, vừa có tính thẩm mỹ cao. Đã trải qua hàng trăm năm vẫn nguyên xi, không hề có dấu vết bị lở.

“Có người bàn nên lấp giếng để có thêm không gian sinh hoạt nhưng đây là giếng cổ, gia đình muốn lưu giữ, bảo tồn dấu tích lịch sử. Đồng thời, mình có thêm nguồn nước để dùng, tiết kiệm chi phí nước máy” - ông Trần Văn Linh nói.

Giếng cổ trong khuôn viên nhà ông Phan Thanh Hợi được phủ bằng tấm lưới sắt. Ảnh: Công Khang

Cũng ở địa bàn khối 12, trong khuôn viên của ông Phan Thanh Hợi hiện vẫn còn một cái giếng cổ. Về kích thước, độ sâu và thành giếng có nhiều điểm tương đồng với giếng cổ trong sân gia đình cụ Nguyễn Thị Thành. Chỉ khác là thành giếng phía trên cao khoảng 50 cm, miệng giếng được che bằng tấm lưới sắt cỡ lớn.

Nhìn qua tấm lưới có thể thấy nước trong vắt và những khối đá được ghép quanh thành giếng. Cũng như gia đình cụ Thành, ông Hợi chủ yếu dùng nước giếng cổ để rửa các loại vật dụng, hàng hóa. Và do ngôi nhà đã được bán nhiều lần, ông Hợi mua lại chưa lâu nên không nắm rõ lai lịch của giếng cổ.

Gia đình ông Hợi dùng nước giếng phục vụ việc rửa các loại vật dụng và hàng hóa. Ảnh: Công Khang

Theo những người hàng xóm ông Hợi, giếng cổ này cũng có từ rất lâu đời, có thể cùng thời với giếng cổ trong khuôn viên của cụ Thành. Trước đây, người dân trong vùng thường đến lấy nước về phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Ông Lê Viết Thanh - Khối trưởng khối 12 cho biết: “Hai giếng cổ trên địa bàn khối đã có từ rất lâu đời, phải đến hàng trăm năm trước. Ngày xưa, ở đây được gọi là làng Cờ, xã Hương Thủy, thuộc thị xã Vinh. Làng Cờ có hai xóm là xóm Đình và xóm Thượng; hai giếng cổ này chính là giếng làng, là nơi phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho bà con nhân dân…”.

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin văn hóa:
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI (27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ" (27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào? (27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An (27/1/2023)
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì? (20/1/2023)
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo trong khi các nước châu Á lại là thỏ? (20/1/2023)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 (9/1/2023)
Nghệ An có 6 nghệ sĩ được xướng tên tại lễ vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 (9/1/2023)
Phan Bội Châu với tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đấu tranh cách mạng (26/12/2022)
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Hồ Xuân Hương trên quê hương Nghệ An (28/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website