| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 10,220
Tất cả: 99,784,238
 
 
Bản in
Tượng đài Bác Hồ giữa lòng dân xứ Nghệ
Tin đăng ngày: 29/8/2020 - Xem: 1616
 

Cách đây gần 20 năm, lễ khánh thành Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP. Vinh (Nghệ An) trở thành niềm vui chung của nhân dân trong tỉnh, thỏa lòng mong mỏi của mọi người.

 

Lễ đón nhận Bằng công nhận dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Quảng trường Hồ Chí Minh-đêm 31.5.2015. Ảnh: Vĩnh Khánh

Từ lòng kính yêu lãnh tụ

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2010 tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh). Ảnh: Vĩnh Khánh

Sau dịp kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.1995), Thường vụ Tỉnh ủy - UBND tỉnh Nghệ An đã nhận được nguyện vọng thành kính của các bậc lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, học sinh sinh viên và bà con các dân tộc trong và ngoài tỉnh mong muốn có Tượng đài Bác Hồ giữa lòng TP.Vinh để con cháu được thường xuyên về lại quây quần bên Người.

Thấu suốt tình cảm của lòng dân đối với Bác Hồ kính yêu, được UBND tỉnh giao, suốt hai năm (1997-1999), Sở Văn hóa Thông tin Nghệ An phối hợp với trường Đại học Mỹ thuật TPHCM đã tiến hành khảo sát 6 địa điểm (5 điểm trên địa bàn TP. Vinh và điểm núi Chung huyện Nam Đàn).

Sau đó, đại diện Trung ương Đảng, Chính phủ về làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, trực tiếp khảo sát 6 địa điểm mà giới chuyên môn đã khảo sát.

Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng là: Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên quê hương Nghệ An phải là một công trình văn hoá có tầm cỡ quốc gia, một tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thể hiện tầm vóc của Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại muôn vàn kính yêu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới trong mối quan hệ mật thiết với quê hương.

Để công trình đạt tới đỉnh cao về kiến trúc - văn hoá mang tính văn hoá dân tộc và hiện đại, Trung ương Đảng giao Nghệ An tiếp tục nghiên cứu khảo sát thật kỹ địa điểm xây dựng tượng đài, phân tích toàn diện khách quan, bảo đảm tốt nhất các yếu tố trang trọng, hài hoà, hoành tráng, gần gũi nhân dân, có quảng trường để tiến hành những sinh hoạt chính trị, văn hoá, thể thao...

Ngày 13.4.2000, BCH Trung ương Đảng có Công văn số 295-TB/TW thông báo kết luận của Bộ Chính trị đồng ý địa điểm xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ là công viên trung tâm TP. Vinh và đặt tên là Quảng trường Hồ Chí Minh.

Trong số mười tám mẫu tượng của giới chuyên môn trong cả nước gửi về, ban chỉ đạo công trình đã lựa chọn bảy mẫu tượng, tổ chức trưng bày nhiều lần lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Mẫu tượng số 1 của nhà điêu khắc Đỗ Như Cẩn (Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM) gây ấn tượng sâu sắc nhất và được chọn.

Bộ Chính trị, Chính phủ đã trực tiếp duyệt mẫu tượng và quyết định khởi công xây dựng công trình vào sáng 19.5.2000, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh toạ lạc trên khu đất rộng gần mười hai hécta vốn trước đây đời vua Lê Thánh Tông năm 1434 là Trường thi hương Nghệ An. Trường thi hương Nghệ An là một trong mười ba trường của cả nước đào tạo nên nhiều hiện tài nguyên khí quốc gia.

Vĩ đại, gần gũi giữa quê hương

Lễ kỷ niệm 200 năm Phượng Hoàng Trung Đô và đón nhận TP. Vinh là đô thị loại 1 (năm 2008) tại Tượng đài Bác Hồ. Ảnh: Vĩnh Khánh.

Nắng tháng Năm ấm áp, cả Quảng trường chan đầy nắng. Tượng đài Bác Hồ cao mười tám mét (có cả phần bệ cao sáu mét) thiêng liêng, lồng lộng trong nắng gió quyện hơi nước sông Lam, mang hương lúa đồng chiêm làng Đỏ phà lên thơm thảo, Người đứng đó thanh thoát, gần gũi, với vầng trán rộng mênh mông, chòm râu bạc như ngày nào trong bộ quần áo nâu giản dị, bên ngoài khoác chiếc áo đại cán đã phai màu về thăm một vùng quê đất Việt giữa cánh đồng vàng trĩu bông.


Thời điểm những ngày công trường xây dựng Tượng đài Bác Hồ - Quảng trường Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn hoàn thiện mà nhiều bà con cô bác các vùng quê đã cất công về ngắm Tượng đài Người. Mỗi lần ngước mắt lên Tượng đài Người giữa khoảng trời xanh, bà con cô bác xứ Nghệ vẫn ngỡ như Bác Hồ lần đầu tiên về thăm quê hương.

Khi trao đổi về những thành công của mình, ông Đỗ Như Cẩn - tác giả Tượng đài Bác Hồ - cho biết: "Tượng đài Người phải đạt được các yếu tố trang trọng, hoành tráng, hài hoà, gần gũi. Tôi đã nghiên cứu 54 bức ảnh của nghệ sĩ Vân Đồng và các đồng nghiệp người Nghệ thực hiện tại Nghệ An trong hai lần Bác về thăm quê hương vào các năm 1957, 1962. Đó là những tư liệu rất Nghệ về Bác Hồ với quê hương. Sau 44 năm, bây giờ tôi mới có cơ may để được kính dâng Bác Hồ muôn vàn kính yêu và Đảng bộ - nhân dân tỉnh Nghệ An”.

Gặp nhà thơ Hồ Hữu Thới - Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin Nghệ An trong đêm khánh thành công trình (19.5.2003), chúng tôi được biết thêm, sau khi mẫu tượng được chọn, tác giả cùng các nhà điêu khắc trường đại học TPHCM tiếp tục hoàn thiện mẫu tượng dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Nguyễn Phước Sanh (người đầu tiên của nước ta tạc tượng Bác Hồ đặt tại đảo Cô Tô lúc Người còn sống) và nhà điêu khắc Phạm Mười phác thảo cơ bản hoàn thành rồi được phóng to tỉ lệ 1:1 (cao 12m) để Bộ Chính trị duyệt lần cuối.

Sau khi được chuẩn y, nhóm thực hiện dành ba tháng đổ thạch cao và chuyển tượng thạch cao ra Bình Định để các nghệ nhân ở đất Hoa Lư, Ninh Bình vào chế tác phần thô bằng đá granít. Năm 2001, trên 7 chiếc xe tải cỡ lớn, 31 thớt đá granit theo đúng thiết kế được vận chuyển ra TP Vinh.

Ông Phạm Văn Hoàn đã có 39 năm trong nghề tạc tượng. Ông là tổ trưởng của 27 nghệ nhân đẳng cấp ở làng Xuân Vũ (Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình). Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàn xúc động vì được tạc Tượng đài Bác Hồ đặt trên quê hương xứ Nghệ của Người.

Dưới chân tượng Bác Hồ là lễ đài (chính và phụ) đều lát đá granit trên 4.000m2 cùng với 2 cây hoa đại bên chân tượng, hàng cau ăn quả sau tượng Bác và 14 cây vạn tuế, 11 chậu hoa sứ trước lễ đài đã tạo nên kiến trúc tượng đài thêm trang trọng, hài hòa, hoành tráng, gần gũi với nhân dân.

Toàn bộ tượng đài dựa lưng vào Núi Chung (mô phỏng từ Núi Chung ở huyện Nam Đàn) - một địa danh đã gắn bó với Bác Hồ từ tuổi ấu thơ. Núi Chung màu xanh đã được nhân lên từ 1.620 cây ăn quả, cây lấy gỗ, tre trúc là tình cảm hướng về cội nguồn của Đảng bộ - nhân dân 61 tỉnh, TP trong cả nước gửi về trồng lưu niệm.

Hai vườn cây thực vật hai đầu đỉnh Núi Chung đã hội tụ đầy đủ hàng trăm giống cây quý hiếm có hai, ba năm tuổi đến ba chục năm tuổi từ ba miền đất nước. Phần đỉnh Núi Chung là vườn cây lưu niệm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta và các vị lão thành cách mạng. Người già con trẻ có thể dễ dàng lên Núi Chung ngoạn cảnh bằng những lối mòn được lát đá đỏ từ mỏ đá làng biển Nghi Thiết (Nghi Lộc, Nghệ An) gửi về.

Từ Tượng đài Bác Hồ mở ra trước mắt là sân hành lễ được lát đá xám xanh xen đều 99 thảm cỏ vuông vức (có trữ lượng cho gần ba vạn người về dự các lễ hội hàng năm) được bố cục hài hoà bởi những bồn hoa cây cảnh, đường diễu hành, hệ thống đèn chiếu sáng, sân bán nguyệt vui chơi giải trí có tháp chuông nước sáng xanh đến mát mắt.

Đất thiêng trong sắc mới

Quảng trường Hồ Chí Minh vỡ òa trong niềm vui chiến thắng của Trần Thế Trung-nhà vô địch đường lên đỉnh Olympia năm 2019. Ảnh: Quang Đại

Đã gần 20 năm (kể từ ngày khánh thành Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh), ngày 19 tháng 5 lại về kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2020) và Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2020; kỷ niệm 990 năm Danh xưng Nghệ An (1030 - 2020); kỷ niệm 90 năm Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 2020)....

Tại Quảng trường này, vào tối 31.1.2015, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vinh dự đón nhận Bằng công nhận Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ UNESCO. Những câu hát cha ông truyền lại từ ngàn xưa, Bác Hồ đã đam mê từ thuở lọt lòng, nay được nhân loại trân trọng tôn vinh.

Cũng tại quảng trường này, vào trưa 15.9.2019, cả vạn người dân xứ Nghệ vỡ òa trong niềm vui chiến thắng khi em Trần Thế Trung- Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu giành vòng nguyệt quế vinh quang trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Tại Quảng trường Hồ Chí Minh, dưới Tượng đài Bác Hồ, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Nghệ An đến hẹn lại mở hội Tiếng hát Làng Sen toàn quốc và nhiều sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao quan trọng khác, nhân lên trong lòng người dân niềm tin yêu đối với Đảng - Bác Hồ kính yêu, vững bước đi lên trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Tác giả: Thuận Thắng

Nguồn tin: Báo Lao Động

  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Tin thành phố Vinh:
Những tuyến đường hoa Tết rực rỡ ở thành Vinh (17/1/2023)
Cảnh sát giao thông TP Vinh xuyên đêm xử lý vi phạm nồng độ cồn (15/1/2023)
Nhiều tuyến đường ở TP. Vinh ách tắc cục bộ, CSGT căng mình điều tiết (14/1/2023)
Thành phố Vinh: Chất thải nguy hại chỉ được vận chuyển từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau (12/1/2023)
TP. Vinh tập trung chỉnh trang đô thị đón Tết Quý Mão 2023 (7/1/2023)
Thành phố Vinh cần tạo điểm nhấn, đặc trưng riêng trong quá trình phát triển (28/12/2022)
Vụ sập sàn bê tông tại Trung tâm Thương mại đang thi công: Nhà thầu nói gì? (26/12/2022)
Bí thư Tỉnh ủy dự và chỉ đạo Hội nghị kiểm điểm Ban Thường vụ Thành ủy Vinh (22/12/2022)
Đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông Vinh - Cửa Lò giai đoạn 2 (20/12/2022)
TP. Vinh: Vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý dự án chậm tiến độ (15/12/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website