| | | | |
Vietnamese
English
DANH MỤC MENU
LIÊN KẾT
THÔNG TIN CẦN BIẾT
BỘ ĐẾM TRUY CẬP
 
Hôm nay: 7,972
Tất cả: 99,760,925
 
 
Bản in
Phát hiện chấn động: Họ Vũ và họ Võ thờ nhầm mộ tổ (?!)
Tin đăng ngày: 27/4/2010 - Xem: 19206
 

Theo PGS. Nguyễn Lân Cường, mộ hợp chất mới chỉ xuất hiện từ thời Hậu Lê, tức là mới chỉ có cách nay khoảng 300 năm. Căn cứ để PGS. Nguyễn Lân Cường khẳng định như vậy là vì, trong tất cả những ngôi mộ hợp chất khai quật được ở Việt Nam, đều có niên đại từ thời Hậu Lê. Trong khi, theo gia phải họ Vũ, bà Nguyễn Thị Đức đã chết từ thế kỷ 9, tức là cách nay ngót 1.200 năm, từ khi đất nước ta nằm dưới chế độ Bắc thuộc.

Theo gia phả, tộc phả và thần phả họ Vũ ở làng Mộ Trạch, thì không rõ vì lý do nào đó, 373 năm sau, họ Vũ có vị tổ Vũ Nạp (1226-?), được phong Đông Giang Hầu Tả tướng quân. Rồi bắt đầu từ vùng Quảng Bình cho tới hết các tỉnh miền Nam, do kiêng húy, những người mang họ “Vũ” đều phải đổi thành “Võ”. Do vậy, về thực chất, họ Võ cũng đều từ gốc họ Vũ mà ra. Việc cụ Vũ Hồn có phải tổ họ Vũ và họ Võ cả nước hay không, vẫn còn nhiều tranh cãi, vì có nhiều quan điểm cho rằng, ngoài cụ Vũ Hồn sang đất Giao Chỉ, còn có nhiều họ Vũ khác nữa. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, song rõ ràng một điều, vào ngày giỗ cụ tổ Vũ Hồn, họ Vũ và họ Võ cả nước tìm về Hải Dương.
 
Tại làng Mộ Trạch, có rất nhiều di tích liên quan đến cụ Vũ Hồn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Tại làng, có miếu thờ, đình ngoài, đình trong, sân đình, các cột đồng làm thành một quần thể kiến trúc độc đáo. Trải qua chiến tranh, nhiều công trình nơi đây đã bị phá hủy. Tuy nhiên, con cháu trong dòng họ này đã chung tay góp sức xây dựng lại, hoặc tu bổ các công trình liên quan đến thủy tổ. Riêng quần thể miếu thờ Vũ Hồn đã được hai đại gia Vũ Văn Tiền và Võ Văn Hồng đóng góp nhiều tỷ đồng để tôn tạo. Di tích này cũng được Nhà nước công nhận là “Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia” vào năm 1991.

Mộ bà Nguyễn Thị Đức là mộ... hợp chất (?!)

Anh Trần Văn Khá kể: “Nói không ngoa, cứ vào ngày giỗ tổ, họ Vũ và họ Võ khắp cả nước, tận miền Nam hành hương về đây cứ như về giỗ tổ Hùng Vương ấy. Họ về Đống Dờm thắp hương ông nội của cụ Vũ Hồn, rồi về ngôi mộ này thắp hương cụ Nguyễn Thị Đức, sau đó mới về Mộ Trạch, nơi có đền thờ cụ Vũ Hồn. Cậu không tin, cứ về đây vào ngày mùng 3 tháng chạp mà xem, ôtô nối đuôi nhau xếp hàng từ mộ ra đến đầu làng, đến tận Quốc lộ, dài đến vài ki-lô-mét!”.

480987418_ong_Tang_Ba_Hoanh_cho_biet
Theo ông Tănq Bá Hoành, mộ bà Đức phải là mộ Hán xây bằng gạch. 


Để thực hiện bài viết này, tôi đã có 2 lần trò chuyện với anh Trần Văn Khá, người trực tiếp đào được ngôi mộ cổ và trực tiếp phá mộ, lại trực tiếp cải táng cho người chết và rồi lại trực tiếp trông nom ngôi mộ nhiều năm nay. Mỗi lần trò chuyện kéo dài nhiều giờ đồng hồ và trong các cuộc trò chuyện, đều có ghi âm đầy đủ. Ngoài ra, tôi đã về làng Mộ Trạch, tìm hiểu kỹ lưỡng thân thế, sự nghiệp, cả chính sử lẫn huyền tích về cụ Vũ Hồn.

Từ các cuộc trò chuyện với anh Trần Văn Khá, nghe kỹ lời anh Khá mô tả về ngôi mộ cổ mà anh đào được, rồi phá ngôi mộ tìm của quý, có thể tin rằng, ngôi mộ đó là mộ hợp chất có xác ướp.

Tôi đã trao đổi với PGS-TS. Nguyễn Lân Cường, nhà nhân chủng học hàng đầu Việt Nam, người từng tham gia khai quật mộ hợp chất nhiều nhất, người nghiên cứu tỷ mỉ, kỹ lưỡng nhất về những ngôi mộ hợp chất để trò chuyện, tìm hiểu về loại mộ táng này. Theo TS. Nguyễn Lân Cường, mộ “Mộ hợp chất” còn gọi là "mộ trong quan ngoài quách", "mộ ướp xác", "mộ quách tam hợp", "mộ bao kín", "mộ có xác"... “Mộ hợp chất” là cách gọi tương đối hợp lý và dễ hiểu hơn cả.

Nếu mộ hợp chất có tường bao quanh 3 mặt, bên trong là mộ đôi thì gọi là "Mộ hợp chất song táng". Loại mộ này chưa phát hiện ở miền Bắc, chỉ có ở phía Nam của nước ta. Mộ hợp chất có một đặc điểm chung nhất là có quách hợp chất bao ở bên ngoài. Quách hợp chất thông thường gồm 3 loại nguyên liệu: vôi, cát, mật. Ngoài ra, người ta còn trộn thêm vỏ nhuyễn thể đã bị hun, đốt nghiền nhỏ hay giấy bản hoặc nước cháo loãng... Người ta còn dùng nước cây niệt dó trộn lẫn có tác dụng như chất hồ làm liên kết các hợp chất với nhau, khiến cho nước bên ngoài không thấm vào được. Một số mộ lại có quách gỗ bao kín mặt của quan tài. Xác được giữ lại chính nhờ các loại dầu ướp xác và quan, quách kín, tạo môi trường yếm khí. Loại dầu dùng để ướp xác thường là tinh dầu ngọc am và gỗ dùng làm quan tài cũng là gỗ ngọc am. Ngọc am là tên cổ, còn tên Việt Nam đã xác định là hoàng đàn rủ và tên la tinh Cupressus funebris (Trung Quốc gọi là san mộc).

Theo PGS. Nguyễn Lân Cường, mộ hợp chất mới chỉ xuất hiện từ thời Hậu Lê, tức là mới chỉ có cách nay khoảng 300 năm. Căn cứ để PGS. Nguyễn Lân Cường khẳng định như vậy là vì, trong tất cả những ngôi mộ hợp chất khai quật được ở Việt Nam, đều có niên đại từ thời Hậu Lê. Trong khi, theo gia phải họ Vũ, bà Nguyễn Thị Đức đã chết từ thế kỷ 9, tức là cách nay ngót 1.200 năm, từ khi đất nước ta nằm dưới chế độ Bắc thuộc. PGS. Nguyễn Lân Cường khẳng định rằng: “Nếu ngôi mộ mà anh Khá đào được là mộ hợp chất, thì người nằm trong mộ không phải tổ mẫu của họ Vũ và họ Võ, bà Nguyễn Thị Đức”.

Nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, người có 30 năm khai quật, nghiên cứu các loại mộ cổ trên địa bàn tỉnh Hải Hưng cũ và Hải Dương ngày nay, khẳng định người nằm trong ngôi mộ khổng lồ ở làng Kiệt Thượng mà hàng năm con cháu họ Vũ và họ Võ ở khắp cả nước về thắp hương tưởng nhớ không phải là tổ mẫu Nguyễn Thị Đức của họ.

Theo ông Hoành, 1.200 năm trước, nước ta còn trong thời kỳ Bắc thuộc, dưới sự thống trị của nhà Đường. Người dân thường chỉ chôn bó chiếu, còn quan chức, người giàu nhà Hán thì được chôn bằng mộ Hán (hay còn gọi là mộ vòm), hoặc mộ gỗ hình cũi. Vùng Hải Hưng, đặc biệt là Hải Dương bây giờ, được coi là lãnh địa của hai loại mộ này, vì Hải Dương từng là trung tâm văn hóa, chính trị thời Bắc thuộc.

1985187380_a6
Hai họ Vũ - Võ cả nước sẽ ứng xử thế nào nếu người nằm dưới ngôi mộ bạc tỉ này không phải tổ mẫu của họ?  


Ông Hoành cho biết, vùng Hải Dương tồn tại 5 loại mộ cổ, gồm mộ thuyền, mộ Hán, mộ cũi, mộ tháp, mộ hợp chất. Trong đó, mộ thuyền có từ thời Đông Sơn, tức trước và sau 2.000 năm về trước. Mộ Hán, mộ gỗ hình cũi là hai loại mộ của người Hán, xuất hiện từ khi người Hán đến cai trị nước ta. Hai loại mộ này xuất hiện từ đầu thế kỷ, kéo dài đến thời Lý - Trần. Suốt thời kỳ đầu Bắc thuộc kéo dài đến Lý – Trần chưa phát hiện được ngôi mộ hợp chất nào. Mộ tháp là hình thức mai táng của nhà Phật, nơi chứa tro cốt của các hòa thượng Phật giáo. Loại mộ này đều có trong các vườn chùa.

Như vậy, theo sự suy diễn đơn giản, có thể thấy, nếu ngôi mộ anh Trần Văn Khá đào phá là mộ hợp chất (như lời kể của anh Khá thì đúng là mộ hợp chất – anh Khá chẳng có mưu đồ gì để bịa tạc), thì coi như không phải là mộ của bà Nguyễn Thị Đức, mẹ của Vũ Hồn, tức tổ mẫu của họ Vũ – Võ. Và như vậy, mấy năm nay, họ Vũ và họ Võ cả nước đã thờ nhầm tổ mẫu (?!).

Thận trọng hơn trong việc đưa ra kết luận, TS. Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á cho rằng, tất cả những ngôi mộ hợp chất khai quật được ở nước ta từ trước đến nay có niên đại thời Hậu Lê không có nghĩa hình thức mai táng này có từ thời Hậu Lê. Biết đâu, chúng ta chưa khai quật được ngôi mộ hợp chất có niên đại trước đó. Căn cứ để ông Việt đưa ra điều này là vì, hợp chất vôi, cát, mật… để làm mộ đã xuất hiện ở Ai Cập từ mấy ngàn năm trước.

Mộ tổ mẫu họ Vũ và họ Võ ở đâu?

Theo nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, bà Nguyễn Thị Đức là người có công rất lớn vì sinh ra An Nam Đô hộ Kinh lược sứ Vũ Hồn, bà lại là vợ của một quan lớn, nên khi chết đi, theo lẽ thường khi đó, bà Đức phải được chôn trong mộ gạch kiểu Hán (hay còn gọi là mộ vòm), như một nhân vật cực kỳ quan trọng thời đó. Cũng theo ông Hoành, gia phả họ Vũ ghi rằng, khi mẹ (tức bà Nguyễn Thị Đức) mất, Vũ Hồn đưa về mai táng ở tổng Kiệt Đặc (huyện Thanh Lâm) thuộc vùng núi Phượng Hoàng, Chí Linh bây giờ. Như vậy, mộ bà Nguyễn Thị Đức phải ở đâu đó dưới chân núi, vùng Chí Linh, trong khi đó, ngôi mộ anh Khá đào được lại ở đồng bằng, cạnh con sông lớn và cái ao nhỏ. Tôi đã đứng trước ngôi mộ khang trang mà họ Vũ – Võ xây dựng và phóng tầm mắt ra tứ phía, song quả thực, chỉ nhìn thấy những rặng núi mờ mờ nơi chân trời. Điều đó có nghĩa, ngôi mộ này nằm khá xa núi non, chứ không phải “thuộc vùng núi Phượng Hoàng”.

Ông Hoành kể rằng, năm 1987, trong quá trình khai quật mộ hợp chất của bà Nguyễn Thị Duệ, nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của nước ta, người giả trai đi học, ở vùng Chí Linh, ông đã tìm thấy một ngôi mộ Hán khá hoành tráng, nằm dưới chân một ngọn núi, khi ngôi mộ này phát lộ một phần. Trông qua một phần ngôi mộ lộ ra, với kiểu gạch múi bưởi và kiểu xây vòm cuốn, ông Hoành biết rõ đó là mộ kiểu Hán. Và theo phán đoán của ông Hoành, có thể ngôi mộ này mới là của bà Nguyễn Thị Đức, bởi nó hợp với niên đại, lại nằm dưới chân núi, giống như miêu tả nơi chôn cất bà trong gia phả họ Vũ. Tuy nhiên, thời kỳ đó, ông Hoành quá bận rộn với hàng loạt cuộc khai quật chữa cháy các ngôi mộ cổ, nên tạm gác ngôi mộ Hán này lại. Vài năm sau, ông Hoành quay lại vùng này tìm ngôi mộ Hán để để xuất phương án khai quật, nghiên cứu, thì tiếc thay nó đã biến mất. Người ta đã ủi mất ngôi mộ để con đường mới đi qua.

Xin nhắc lại rằng, tác giả chỉ là một nhà báo, không phải nhà khảo cổ, nên không thể đưa ra lời khẳng định như đinh đóng cột rằng, họ Vũ và họ Võ cả nước đã thờ nhầm tổ mẫu. Nhưng tác giả đưa ra những thông tin, những giả định này, với mong muốn, các nhà khảo cổ, các nhà khoa học vào cuộc tìm hiểu, nhằm đưa ra kết luận chính xác, để hai họ Vũ – Võ không thờ nhầm mộ tổ, vả lại, người nằm dưới mộ cũng không phải chịu oan ức vì bị con cháu hai họ… gọi nhầm tên.

Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô
  Các bài mới:
Nghệ An tổ chức Đại hội Liên đoàn Quần vợt nhiệm kỳ 2023 - 2028(15/4/2023)
BHXH Việt Nam bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”(16/3/2023)
Tham gia BHYT trước 01/7/2023: Người dân không phải đóng bù phần chênh lệch do tăng lương cơ sở(24/2/2023)
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI(27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ"(27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào?(27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An(27/1/2023)
Nghệ An: 129 lái xe vi phạm nồng độ cồn bị xử lý dịp Tết(27/1/2023)
  Thông tin văn hóa:
PHAN BỘI CHÂU - TẦM NHÌN VƯỢT THỜI ĐẠI (27/1/2023)
Diễn biến “nóng” vụ Xuân Bắc viết status "Cái tát của mẹ" (27/1/2023)
Lập xuân 2023 là ngày nào? (27/1/2023)
Lễ kỷ niệm 234 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Nghệ An (27/1/2023)
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần có những gì? (20/1/2023)
Vì sao năm Mão của Việt Nam là mèo trong khi các nước châu Á lại là thỏ? (20/1/2023)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 (9/1/2023)
Nghệ An có 6 nghệ sĩ được xướng tên tại lễ vinh danh các nghệ sĩ tiêu biểu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn năm 2022 (9/1/2023)
Phan Bội Châu với tư tưởng đoàn kết dân tộc trong đấu tranh cách mạng (26/12/2022)
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Hồ Xuân Hương trên quê hương Nghệ An (28/11/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Lịch công tác UBND
Văn bản pháp quy
Văn phòng điện tử
Dịch vụ công trực tuyến
Album ảnh Nghệ An
Truyền hình TP Vinh
Liên hệ - Góp ý
Phiên bản Mobile
TRUYỀN HÌNH TP VINH
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 27 Đường Lê Mao – TP Vinh. 
Hotline: 02383.840.039; 02383. 842574    Mail: Vinhcity.ptth@gmail.com
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Ngọc Tú – Chủ tịch UBND Thành phố Vinh


Thiết kế Website