Tại phiên thảo luận về Dự án Luật BHYT, đồng chí Nguyễn Hữu Nhị đã tham gia ý kiến về vấn đề loại hình bảo hiểm y tế thương mại khácbảo hiểm y tế dựa trên quan điểm lớn là mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Điều này được thể hiện tại Khoản 1, Điều 3 của dự án luật này. Tuy nhiên bảo hiểm y tế, dự án luậtcủa chúng ta nó đang phải đối mặt với những thức thách lớn. Thứ nhất, chi phí khám, chữa bệnh ngày càng cao. Thứ hai, một khuynh hướng là những người thấy rõ mình được hưởng lợi từ bảo hiểm này mới sẵn sàng mua bảo hiểm. Thứ ba là trong thực tế việc khám, chữa bệnh nói chung và khám, chữa bệnh cho người có Thẻ bảo hiểm y tế nói riêng thường nặng về các xét nghiệm lâm sàng, bác sỹ thường lạm dụng các xét nghiệm lâm sàng do đó gây tốn kém, dẫn đến tình trạng thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế rất lớn.
Từ thực tế đó, đại biểu Nguyễn Hữu Nhị cho rằng trong Dự thảo Luật này:
Thứ nhất, cần phải thay đổi và cải tiến phương thức thanh toán bảo hiểm y tế. Ông đồng ý với dự thảo luật là phải thực hiệncùng chi trả, tuy nhiên ông cũng đề nghị nên mở rộng đối tượng được hưởng 100% bảo hiểm y tế tại Khoản 13,14,15, Điều 12 của dự án luật này. Ví dụ như những người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại những vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, thân nhân những người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, những đối tượng đó nên được hưởng 100% bảo hiểm y tế.
Thứ hai, về bảo hiểm nông dân, Nhà nước nên có hỗ trợ một phần cho nông dân trong việc đóng bảo hiểm y tế. Một thực tế hiện nay trong việc phân loại hộ nghèo ở nông thôn là rất khó, chuẩn hộ nghèo và ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo, hộ trung bình không rõ ràng, hôm nay có thể là hộ trung bình, nhưng ngày mai thiên tai đến là có thể trở thành hộ nghèo. Quy định tại Mục g, Khoản 1, Điều 13 đại biểu Nhị cho rằng điều này đang rất chung chung, khó thực hiện. Do đó nên có quy định cụ thể về việc Chính phủ hỗ trợ như thế nào đối với hội nghèo trong đóng nộp BHXH, BHYT..
Ý thứ ba, việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu nên quy định theo hướng người bệnh được quyền đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ở tuyến cơ sở thuận lợi nhất, vừa giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.
Ý thứ tư, trong lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế ở điều khoản thi hành chúng ta phải đề ra lộ trình trong dự án luật và lộ trình thực hiện BHYT nên giao cho Chính phủ, còn luật ta nên quy định có hiệu lực từ ngày bao nhiêu, trong luật không nên quy định lộ trình BHYT toàn dân. Ví dụ, có những đối tượng sau khi luật có hiệu lực người ta muốn đóng bảo hiểm ngay, mà mình lại chờ đến năm 2012 người ta mới được đóng thì những trường hợp đó xử lý như thế nào? Do đó về lộ trình đóng bảo hiểm y tế thì nên để cho Chính phủ điều hành cho linh hoạt, còn không nên đưa quy định trong luật về lộ trình đóng bảo hiểm xã hội..