![]() |
Một vụ tìm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm |
Bốc nhầm còn hơn bỏ sót?
Tương tự là trường hợp của LS Đ.C ở Xuân Hòa, Hưng Nguyên, Nghệ An. Mặc dù hài cốt đã được an táng xong xuôi nhưng hai đồng đội của liệt sỹ này vẫn khăng khăng không phục với lý do: Năm 1964 cả ba ông cùng nhập ngũ cùng nhau.
Năm 1965, trên đường vượt sông, ông C bị lật thuyền đã chết đuối nên hai ông Thành và Thường đã chôn xác ông ở một cánh rừng thuộc tỉnh Samanakhet của Lào, nên việc tìm thấy mộ ông C ở tỉnh Bình Dương, Việt Nam là việc làm rất phi lý.
Về mặt pháp lý, Luật sư Lâm Văn Quang, Văn phòng Luật sư Đức Minh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, Điều 246 Bộ luật hình sự năm 2009 quy định: Người nào đào, phá mộ, chiếm đoạt các đồ vật ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Theo quy định này thì các hành vi đào mộ, phá mộ, lấy đồ vật bên trong hoặc ở trên mộ là xâm phạm trật tự quản lý công cộng và có thể bị xử lý theo điều luật trên. Kể cả các trường hợp đi tìm mộ của thân nhân bị thất lạc mà đào nhầm mộ của người khác cũng bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả và đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm mồ mả được quy định tại điều 246 vì pháp luật quy định người thực hiện hành vi nêu trên buộc phải biết việc làm của mình là xâm phạm đến quyền nhân thân của con người và xâm phạm trật tự quản lý công cộng.
Ngày 12/02/2012, Ban chỉ đạo Đề án Xác định danh tính LS đã có công văn nêu rõ: Các Bộ, ngành đã thống nhất coi phương pháp xác định ADN là phương pháp chủ đạo xác định danh tính LS. Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như: Theo hồ sơ chôn cất; các di vật của LS…; không công nhận danh tính LS bằng phương pháp NC… |
Bộ LĐ, TB & XH đã quy tập được 300.000 ngôi mộ LS, trong đó nhiều ngôi mộ còn thiếu thông tin, kể cả những thông tin xác thực về danh tính LS. Ứơc tính còn khoảng 200.000 LS vẫn chưa xác định được hài cốt… |
Nguồn tin: Báo Pháp Luật Việt Nam